Nhãn:

Top 10 hồ núi lửa hoành tráng nhất thế giới

Các hồ nước này được hình thành từ những miệng núi lửa, tạo nên một cảnh quan thiên nhiên với vẻ đẹp tuyệt vời đến kinh ngạc.
Hồ núi lửa có thể được tạo thành bởi rất nhiều cách khác nhau: Hồ núi lửa có thể được tạo thành do nước đọng lại trong những hố nham thạch lớn cũng có thể là do khi núi lửa phun trào, toàn bộ lượng dung nham thoát ra quá nhanh khiến cho chiếc buồng chứa dung nham ở trong núi lửa trống rỗng và nó bị sập do khối lượng lớn đất đá ở phía trên nén xuống, hơi nước trong lòng đất tích tụ và qua những cơn mưa chuyển thành nước đổ đầy hồ. Cả 10 hồ trong danh sách sau đây đều có những quá khứ riêng của chúng, những khoảnh khắc đẹp và hùng vĩ. Chúng mình cùng nhau xem thử nhé!

1.    Hồ Ijen

Núi lửa Ijen nằm trên cao nguyên Banyuwangi, Indonesia. Với độ cao 2.148m so với mực nước biển, rộng hơn 20km kéo dài qua nhiều khu vực miền núi phía Tây Nam. Vì trữ một lượng lớn axic và lưu huỳnh sau những đợt phun trào của núi lửa, nơi đây đã trở thành một mỏ khai thác lớn với vô số mỏ nhỏ nằm bên trong miệng núi lửa đã ngủ quên này.

Điểm thu hút ở Ijen chính là miệng hồ núi lửa lớn nhất trong khu vực đảo Java.
Khói lưu huỳnh bốc lên từ mặt hồ

Hồ có bán kính 360m, sâu khoảng 200m và chứa khoảng 36 triệu m3 nước hấp thụ axit, hàng năm thu hút hàng chục nghìn du khách đến khám phá, cũng như chụp những bức ảnh ấn tượng từ sự kỳ diệu của thiên nhiên.

2.    Hồ Coatepeque Caldera

Nếu bạn đến thăm vùng Trung Mỹ, một trong những địa điểm tham quan đẹp và thu hút nhiều khách du lịch nhất trong khu vực này là hồ nước Coatepeque Caldera, El Salvador.
Phạm vi vùng miệng núi lửa rộng tạo nên hồ nước có phong cảnh đẹp tuyệt vời này hình thành từ hàng ngàn năm về trước.

Caldera được hình thành sau một loạt các vụ phun trào lớn cách đây 72.000 và 54.000 năm trước. Kể từ hai thời kỳ phun trào lớn, các mái vòm núi lửa đã hình thành, cũng như các khu vực rộng lớn của dòng dung nham dọc theo rìa phía Tây của các miệng núi lửa. Về phía Đông của các miệng núi lửa là hồ Coatepeque. Hồ rộng khoảng 26km2, là hồ lớn nhất ở El Salvador, dọc theo hồ còn có suối nước nóng.
3. Hồ Towada

Nằm ở ranh giới giữa quận Akita và Aomori ở phía Bắc đảo Honsu của Nhật Bản, hồ Towada có chu vi hơn 46 km, được hình thành từ 2 hố sâu lớn và là kết quả của những đợt núi lửa phun trào. Mặc dù không phải là hồ lớn nhất Nhật Bản nhưng Towada được du khách đặc biệt thích thú bởi quang cảnh tuyệt đẹp của nó.
Hồ núi lửa Towada có màu xanh thẳm thu hút

Ngoài việc tận hưởng khung cảnh trù phú của những cánh rừng nguyên sinh xung quanh trên du thuyền, du khách có thể ngắm nhìn quang cảnh tuyệt đẹp của Towada từ 4 điểm quan sát nằm dọc xung quanh hồ. Bên hồ còn có 2 bức tượng nổi tiếng bằng đồng về đề tài đức mẹ đồng trinh của nhà điêu khắc Nhật Bản -  Takamura Kotaro.

4. Hồ núi lửa Katmai
Núi Katmai là một núi lửa hoạt động khá phức tạp được tìm thấy trên bán đảo Alaska, ở miền Nam Alaska. Ở trung tâm núi là một hồ miệng núi lửa với đường kính khoảng 4km. Miệng núi lửa được hình thành trong vụ phun trào Novarupta năm 1912, và vành miệng núi lửa cao gần 20,5m.

Lần phun trào năm 1912 của núi Katmai, là một trong hai vụ phun trào lớn nhất thế kỷ 20 (còn lại là núi lửa Pinatubo vào năm 1991). Chỉ một lỗ thông hơi hoạt động nhưng dung nham núi lửa phun trào trong suốt 60 giờ, trải rộng 9654 km vuông. Vụ phun trào này đã tạo ra một vùng hõm ngay chính miệng núi lửa tạo nên hồ Katmai.
5. Hồ Laach

Hồ Laach còn được gọi là Laacher See, là một hồ miệng núi lửa, khoảng 9km đường kính được tìm thấy ở Rhineland-Palatinate, Đức. Hồ được hình thành sau khi miệng núi lửa Laacher See phun trào, cách đây khoảng 12.900 năm về trước. Khoảng dung nham tràn ra vùng rộng 6 km vuông, gây ra gần 16km3 tro bụi vào khí quyển.
6. Hồ Taupo
Hồ Taupo nằm ở Đảo Bắc của New Zealand. Với diện tích bề mặt là 616 km2, nó là hồ lớn nhất ở New Zealand, và là hồ nước ngọt có diện tích bề mặt lớn thứ hai ở châu Đại Dương sau hồ Murray ở Papua New Guinea.
Hồ Taupo nằm trong 1 lòng chảo núi lửa được tạo thành bởi một vụ phun trào xảy ra xấp xỉ 26.000 năm trước. Theo các dữ liệu địa lí, núi lửa này đã phun trào hơn 28 lần trong 27.000 năm qua.

Hầu hết lưu vực của hồ Taupo là rừng sồi và thông tre với dương xỉ tầng mặt và một số cây bụi.
Hồ xanh trong tuyệt đẹp, dòng sông chảy không ngừng với những ngọn núi bao quanh. Du khách sẽ được thưởng thức những khung cảnh thật đẹp khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt là những tán lá cây đỏ thắm vào mùa thu.

7. Hồ Toba
Hồ Toba trong tiếng Indonesia là báu vật vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho người dân đất nước này.
Hồ có màu xanh thẳm với thảm thực vật đa dạng

Nó nằm trên cao nguyên với diện tích 1.707 km vuông, là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á, với đảo Samosir ở giữa, diện tích tương đương Singapore, hình thành từ sự phun trào của núi lửa cách đây khoảng 30.000 - 75.000 năm.
8. Hồ Crater
Hồ Crater thực sự là một vẻ đẹp đáng để chiêm ngưỡng. Khung cảnh thiên nhiên đẹp tuyệt vời chính là nét nổi bật chính của khu vực vườn quốc gia hồ Crater tại bang Oregon, Hoa Kỳ.
Hồ Crater nằm trên đỉnh núi Mazama – Hoa Kỳ

Hồ nước có hình dạng hõm chảo này được hình thành bởi sự sụt lún của vùng đỉnh núi lửa Mazama vào khoảng 7.700 năm trước, nổi tiếng với màu nước xanh dương trong vắt đến sâu thẳm của nó. Hồ Crater có độ sâu xấp xỉ 655m.

9. Hồ Heaven

Heaven là một hồ nước xinh đẹp nằm trên vùng biên giới của Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. Hồ này được gọi là Cheonji theo tiếng Hàn quốc và nó nằm bên trong đỉnh của một miệng núi lửa thuộc ngọn núi Baekdu.
Hồ “thiên đường “ trong đỉnh núi Baekdu – biên giới Trung Quốc và Bắc Triều Tiên

Cảnh quan xung quanh hồ nước thực sự có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách khi đặt chân ghé thăm, đúng như với tên gọi “thiên đường” của nó.

10. Hồ Nyos
Nằm trên miệng một núi lửa ngừng hoạt động ở phía Tây Bắc Cameroon, hồ Nyos hình thành do nước mưa tích tụ trong quá trình nguội của núi lửa. Nham thạch tạo nên một con đập tự nhiên có tác dụng giữ nước. Với chiều dài 1,2km, diện tích mặt nước của hồ Nyos là hơn 1,5 triệu m2. Một túi dung nham của núi lửa nằm bên dưới hồ. Khí CO2 từ đó xâm nhập vào nước trong hồ, tạo nên axit carbonic.

Ngày nay, hồ Nyos vẫn là một hiểm họa bởi bức tường chắn tự nhiên bằng dung nham đang suy yếu. Một trận động đất có thể khiến bức tường này sụp đổ, khiến nước tràn xuống các làng bên dưới và khí CO2 thoát ra.

No comments:

Post a Comment