This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Nhãn: ,

10 gia điình giầu nhất châu á


Những gia đình giàu nhất châu Á
(Dân trí) - Sức tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ đang khiến châu Á trở thành khu vực giàu có, nhiều triệu phú hơn bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới. Mới đây, hãng Wealth – X đã cho công bố danh sách 10 gia đình giàu có nhất khu vực châu Á.
Dưới đây là danh sách 10 gia đình giàu có nhất châu Á.

10. Gia đình họ Wang (Đài Loan)
Công ty: Tập đoàn nhựa Formosa
Tài sản ước tính: 8,6 tỷ USD

Hai anh em nhà họ Wang là ông Yung-ching (ảnh) và Yung-tsai Wang đã sáng lập nên Tập đoàn Nhựa Formosa từ một xưởng sản xuất nhỏ vào năm 1958. Hiện tại, tập đoàn của 2 ông đã trở thành một trong những tập đoàn kinh doanh đa ngành lớn nhất ở vùng lãnh thổ Đài Loan thuộc Trung Quốc.

Hai anh em ông Wang đã nghỉ hưu từ năm 2006 và chuyển giao quyền lãnh đạo công ty cho một hội đồng, trong đó có Cher Wang (con gái ông Yung-ching) và Wen Yuang Wang (con trai ông Yung-tsai).

Cũng phải kể đến một người phụ nữ khá thành công của gia đình họ Wang là bà Cher Wang, 53 tuổi, con gái của ông Yung-ching. Bà chính là người sáng lập ra công ty Điện thoại di động thông minh HTC. Năm 2010, doanh thu của công ty đạt tới 9,8 tỷ USD. Bà Cher và chồng, ông Wen Chi Chen, đã được tạp chí Forbes bình chọn là 2 người giàu nhất Đài Loan, với tài sản lên tới 8,8 tỷ USD trong năm 2011 này.

9. Nhà họ Ng (Singapore)
Công ty: Tập đoàn Địa ốc Viễn Đông, Tập đoàn Sino
Tài sản ước tính: 8,9 tỷ USD

Gia đình họ Ng sở hữu tập đoàn phát triển địa ốc tư nhân lớn nhất Singapore - Tập đoàn Viễn Đông và Tập đoàn Sino cũng kinh doanh bất động sản nhưng có trụ sở tại Hồng Kông. Các công ty này đều nằm trong số những tập đoàn địa ốc lớn nhất châu Á, với doanh thu hàng năm đạt khoảng 4,3 tỷ USD.

Người sáng lập nên các công ty này là ông Ng Teng Fong. Ông này đã qua đời năm 2010. Sau khi ông qua đời, người con trai cả của ông là Robert (ảnh) đã thay cha cai quản Tập đoàn Sino, trong khi đó người con thứ lại tiếp quản Tập đoàn Viễn Đông.

Hiện tại, tầm ảnh hưởng của gia đình họ Ng ở Singapore là rất lớn, với việc nắm trong tay nhiều công trình địa ốc siêu lớn như khách sạn Fulleton cùng hơn 700 khu bất động sản khác.

8. Nhà Hartono (Indonesia)
Công ty: Tập đoàn Djarum
Tài sản ước tính: 11 tỷ USD

Hartono là gia đình giàu có nhất tại Indonesia. Gia đình này hiện là chủ sở hữu của một trong những công ty sản xuất thuốc lá lớn nhất thế giới - Tập đoàn Djarum. Tuy vậy, hầu hết khối tài sản khổng lồ của gia đình Hartono lại là lợi nhận từ việc đầu tư vào ngân hàng Central Asia - một trong những ngân hàng lớn nhất Indonesia.

Công ty thuốc lá ban đầu được sáng lập bởi ông Oei Wie Gwan, sau khi ông này qua đời, 2 người con trai của ông là Robert Budi Hartono và Michael Bambang Hartono đã kế nghiệp cha, đầu tư, nghiên cứu, phát triển và đưa sản phẩm thuốc lá Djarum đi xuất khẩu. Thời điểm trước khi bị chính quyền Obama cấm lưu hành loại thuốc lá mùi đinh hương, các sản phẩm thuốc lá của Djarum chiếm tới 97% thị trường thuốc lá của Mỹ.

Con trai ông Robert Budi Hartono là Armand Wahyudi (ảnh) cũng đã bắt đầu tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình vào năm 2009 với vị trí Giám đốc Ngân hàng Central Asia.

7. Gia đình Lee Kun Hee (Hàn Quốc)
Công ty: Tập đoàn Samsung
Tài sản ước tính: 11,6 tỷ USD

Tập đoàn Sam Sung - doanh nghiệp lớn nhất Hàn Quốc với 70 công ty thành viên, là một trong những trụ cột chính của nghành công nghệ toàn thế giới. Tâp đoàn này đóng góp gần 1/5 GDP cho đất nước Hàn Quốc.

Tập đoàn Samsung được sáng lập năm 1938. Hiện tại, con trai thứ ba của người sáng lập, ông Lee Kun Hee đang nắm giữ quyền điều hành sau khi người cha qua đời vào năm 1987. Nhiều thành viên khác của gia đình cũng đang tham gia vào hoạt động kinh doanh của Samsung, như con trai của ông Lee Kun Hee là Jay Y. Lee, hiện là Chủ tịch Công ty Điện tử Samsung, con gái Lee Boo Jin, Phó chủ tịch chuỗi khách sạn và khu nghỉ dưỡng cao cấp Shilla của tập đoàn.

Với tư cách là người đứng đầu tập đoàn, ông Lee Kun Hee cũng đã phải đương đầu với hàng loạt sức ép trong vài năm gần đây. Vị chủ tịch 69 tuổi này đã từng bị bỏ tù vị tội trốn thuế và bội tín. Tuy nhiên, sau đó đã được ân xá và quay trở lại tiếp tục lãnh đạo tập đoàn.

6. Nhà Kuok (MalaysiaSingapore)
Công ty: Tập đoàn Kuok
Tài sản ước tính: 16,1 tỷ USD

Kuok là hiện là gia đình giàu có nhất Đông Nam Á. Gia đình hiện là chủ sở hữu tập đoàn Kuok, một trong những công ty đa ngành nhất châu Á, trải rộng trên nhiều lĩnh vực kinh doanh, từ nông nghiệp, địa ốc, cho tới dịch vụ tài chính...

Tập đoàn này được thành lập năm 1949 bởi ba anh em nhà Kuok, trong đó người em út là Robert Kuok (ảnh) năm nay đã 88 tuổi. Con trai ông Robert, Khoon Chen, năm nay 57 tuổi, là Giám đốc điều hành của Tập đoàn Kuok và công ty con Kerry. Trong đó, Kerry là công ty phát triển địa ốc lớn nhất ở Hồng Kông. Người con trai thứ, Khoon Ean, 56 tuổi, hiện là Chủ tịch chuỗi khách sạn Shangri-La Asia.

Tuy nhiên, phần lớn nguồn tài sản của gia đình Kuok đến từ Wilmar International, công ty kinh doanh dầu cọ lớn nhất thế giới đã niêm yết trên thị trường chứng khoán. Chủ tịch công ty này là Khoon Hong, cháu trai của ông Robert. Trong quý 2/2011, doanh thu của công ty này đã tăng 56% so với cùng kỳ năm trước, lên 10,6 tỷ USD.

5. Sunil Mittal và gia đình (Ấn Độ)
Công ty: Tập đoàn Bharti
Tài sản ước tính: 16,5 tỷ USD

Tỷ phú Sunil Bharti Mittal là nhà sáng lập tập đoàn Bharti và là chủ tịch công ty viễn thông Bharti Airtel, một trong những  nhà cung cấp điện thoại di động lớn nhất Ấn Độ và lớn thứ 5 trên thế giới với trên 200 triệu khách hàng.

Khởi nghiệp khi mới 18 tuổi chỉ với 500 USD, Mittal thành lập tập đoàn Bharti năm 1976. Khi đó, công ty chỉ là một hãng sản xuất phụ tùng xe đạp. Nhưng ông Mittal đã dần phát triển công ty theo lĩnh vực viễn thông.

Hiện tại, hai người anh em của ông Mittal, là Rakesh và Rajan Mittal cũng tham gia vào việc kinh doanh của gia đình với cương vị đứng đầu mảng bán lẻ và nông nghiệp. Ngoài ra, hai người con trai sinh đôi của ông Sunil Mittal là Kavin và Shravin (25 tuổi) mới đây cũng đã chính thức tham gia vào hoạt động kinh doanh của gia đình.

4. Gia đình Kwok (Hong Kong)
Công ty: Sun Hung Kai Properties
Tài sản ước tính: 22 tỷ USD

Gia đình Kwok là nhà sáng lập tập đoàn Sun Hung Kai Properties - tập đoàn bất động sản lớn nhất châu Á tính theo lượng vốn hóa trị trường. Công ty hiện là nhà thầu cho hầu hết các công trình lớn tại Hồng Kông. Điển hình là tòa nhà cao nhất Hồng Kông mới được hoàn thành mang tên Trung tâm thương mại quốc tế (International Commerce Center).

Sun Hung Kai Properties được thành lập năm 1973 bởi doanh nhân Trung Quốc đại lục Tak Seng Kwok. Năm 1972, công ty niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Hong Kong và nhanh chóng trở thành một trong những công ty dẫn đầu về vốn hóa thị trường với 34,25 tỷ USD. Năm 1990, Tak Seng Kwok qua đời để lại công ty cho bà Kwong Siu-hing vợ mình và 3 người con trai Raymond, Thomas và Walter Kwok. Công ty vẫn tiếp tục phát triển lớn mạnh nhờ thị trường bất động sản nóng bỏng tại Hong Kongvà Trung Quốc.

3. Gia đình ông Lakshmi Narayan Mittal (Ấn Độ)
Công ty: ArcelorMittal
Tài sản ước tính: 28 tỷ USD

 
Lakshmi Narayan Mittal là nhà sáng lập ArcelorMittal - công ty sản xuất thép lớn nhất trên thế giới. Mittal cũng là người giàu thứ 6 thế giới theo xếp hạng của tạp chí Forbes.
Tỷ phú 61 tuổi này thành lập công ty vào năm 1989 dưới cái tên Mittal Steel, tách khỏi công ty của gia đình tại Ấn Độ.

Năm 2006, Mittal Steel sáp nhập với công ty thép Arcelor, trở thành tập đoàn ArcelorMittal lấy trụ sở tại Luxembourg (Bỉ). Mittal là chủ tịch kiêm CEO của tập toàn với 40% cổ phần. Các thành viên khác của gia đình cũng tham gia vào công việc kinh doanh của tập đoàn là người thừa kế, con trai Aditya của ông, hiện là CFO của tập đoàn và con gái Vanisha, hiện là một trong 11 thành viên hội đồng quản trị.

2. Gia đình ông Li Ka-shing (Hong Kong)
Công ty: Cheung Kong, PCCW, Hutchison Whampoa
Tài sản ước tính: 32 tỷ USD
Li Ka-shing được cho là một trong những doanh nhân quyền lực nhất châu Á với các công ty có tổng giá trị vốn hóa thị trường lên tới 92 tỷ USD trên thị trường chứng khoán Hông Kông.

Năm 1928, Li Ka-shing cũng gia đình di cư từ Trung Quốc đại lục đến Hông Kông. Vì hoàn cảnh khó khăn nên Li Ka-shing phải bỏ học từ sớm và làm việc cho một công ty sản xuất nhựa. Sau đó, Ka-shing đã là tự gây dựng một công ty nhựa của riêng mình, mà ngày nay được biết đến với cái tên Cheung Kong Industries. 

Không chỉ dừng lại ở sản xuất nhựa, công ty của Ka-shing hoạt động trên tất các lĩnh vực từ đóng tàu, viễn thông cho đến công nghệ sinh học với các chi nhánh tại Trung Quốc, Anh và Australia.

Hai con trai của Ka-shing, Victor Tzar Kuoi, 47 tuổi, và Richard Tzar Kai Li, hiện cũng là tham gia dẫn dắt các công ty của gia đình. Victor, được xem là người thừa kế, hiện đứng đầu Cheung Kong, Hutichson Whampoa, và KC Life Sciences, còn Richard là chủ tịch công ty viễn thông PCCW.

1. Gia đình Ambani (Ấn Độ)
Công ty: Reliance Industries
Tài sản ước tính: 37,6 tỷ USD
Ambani là gia đình giàu nhất tại khu vực châu Á Thái Bình Dương và cũng là gia đình sáng lập tập đoàn Reliance Industries – công ty tư nhân lớn nhất Ấn Độ với vốn hóa thị trường là 55,6 tỷ USD.

Năm 1966, Dhirubhai Hirachand Ambani thành lập Reliance Industries, khi đó chỉ là công ty dệt may. Về sau, công ty này tiếp tục mở rộng sang lĩnh vực hóa đầu, truyền thông và năng lượng. Sự nghiệp của Dhirubhai là câu truyện cổ tích về một công nhân trở thành một nhà tài phiệt, một biểu tượng của Ấn Độ.

Sau khi ông Dhirubhai năm 2002, các con trai của ông là Mukesh và Anil Ambani tiếp quản công ty của gia đình. Tuy nhiên, những tranh chấp giữa 2 anh em đã khiến tập đoàn tách ra vào năm 2006. Người anh Mukesh, 54 tuổi, tiếp quản Reliance Industries, điều hành các hoạt động kinh doanh dầu mỏ còn người em Anil, 52 tuổi, là chủ tịch Reliance Group, hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, năng lượng, chăm sóc sức khỏe …

Lan Trinh
Theo CNBC

1 nhận xét
Nhãn:

10 khách sạn có góc nhìn đẹp nhất thế giới

Từ sân thượng của những toàn nhà cao tầng này, bạn có thể ngắm nhìn bao quát thành phố dưới ánh đèn lung linh trong khi đang thưởng thức âm nhạc, hay ngâm mình trong bể bơi.
1. Khách sạn Jumeirah Beach, Dubai


Jumeirah Beach là một khách sạn sang trọng nằm bên bãi biển. Từ tầng thượng của nhà hàng Marina, du khách có thể được chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt đẹp của Vịnh Ba Tư.
2. Khách sạn lebua at State Tower, Bangkok
Những khách sạn có view đẹp nhất thế giới
lebua at State Tower là tòa nhà lớn thứ hai tại thủ đô Bangkok của đất nước Thái Lan. Đứng trên ban công của quán bar (cũng chính là sân thượng) thuộc nhà hàng 63 tầng Sirocco, quý vị sẽ có cảm giác như mình đang lơ lửng giữa lòng thành phố.
3. Khách sạn Hotel de Rome, Berlin
Những khách sạn có view đẹp nhất thế giới
Tọa lạc trên Quảng trường Bebel, tòa nhà cổ này được xây dựng vào năm 1889. Đứng trên sân thượng của tòa nhà, các bạn sẽ được nhìn ngắm toàn bộ trung tâm thủ đô, từ nhà thờ lớn cho đến tháp truyền hình.
4. Khách sạn Bairro Alto Hotet, Lisbon
Những khách sạn có view đẹp nhất thế giới
Bairro Alto là một khách sạn nhỏ hiện đạị nhưng lại mang một nét đẹp truyền thống tinh tế. Từ sân thượng trên tầng 6, quý khách vừa được phục vụ salad và sandwich, vừa được ngắm phong cảnh thành phố.
5. Khách sạn Ritz-Carlton Hotel, Moscow
Những khách sạn có view đẹp nhất thế giới
Tọa lạc ngay trên Quảng trường Đỏ, tòa nhà 11 tầng này có view khá đẹp. Vào buổi tối, quý khách có thể vừa ngắm cảnh, vừa được nghe DJ phục vụ âm nhạc.
6. Khách sạn NH Parque, Havana
Những khách sạn có view đẹp nhất thế giới
NH Parque nằm ở trung tâm thành phố Hanana, gần nhà thờ lớn và tòa nhà Capitol. Tầng thượng của khách sạn cung cấp cho chúng ta một cái nhìn toàn cảnh của công viên trung tâm thành phố và khu dạo chơi Paseo de Prado.
7. Khách sạn Gansevoort, New York
Những khách sạn có view đẹp nhất thế giới
Gansevoort là một trong những khách sạn sang trong tại khu vực Meatpacking nổi tiếng của thành phố NewYork. Plunge Bar – một trong những quán bar có tiếng nhất thành phố tọa lạc ngay trên tầng áp mái của khách sạn. Từ đây, chúng ta có thể thưởng ngoạn không gian trong lành của dòng sông Hudson.
8. Khách sạn Grand Hotel Centrat, Barcelona
Những khách sạn có view đẹp nhất thế giới
Grand Hotel Centrat nằm ngay giữa lòng thành phố Barcelona với tổng diện tích sân thượng khoảng 350 m2. Du khách có thể vừa tận hưởng cảm giác thư thái khi ngâm mình trong bể bơi, vừa ngắm cảnh.
9. Khách sạn U Prince, Prague
Những khách sạn có view đẹp nhất thế giới
Nằm đối diện với tòa nhà quốc hội, U Prince có một nhà hàng sang trọng trên tầng áp mái, nơi mà du khách có thể thao hồ ngắm nhìn những mái ngói cổ xưa của thành phố lịch sử Praha.
10. Khách sạn Terrass, Paris
Những khách sạn có view đẹp nhất thế giới
Khách sạn Terrass nằm ở quận Montmartre và được đặt tên theo khu vực tầng mái tuyệt đẹp của nó. Đứng trên sân thượng của tầng thứ 7, các bạn có thể nhìn ra tháp Eiffel và dòng sông Seine thơ mộng.

1 nhận xét
Nhãn:

10 quốc gia đối xử tồi tệ với phụ nữ nhất

Các bạn nữ nhà mình vẫn còn may chán, nhỉ! :D

Trong thời đại khoa học và công nghệ thông tin nở rộ, có những nơi mà phụ nữ vẫn không có quyền lợi gì và bị coi như là những người thuộc tầng lớp dưới. Họ có thể bị bạo hành bất cứ lúc nào, thậm chí là sát hại. Những người phụ nữ phải sống cực khổ, bị coi khinh và niềm hy vọng duy nhất của họ là có thể đem lại một cuộc sống tốt hơn cho con cái.
1. Afghanistan
Theo điều tra của tổ chức Thompson Reuters, phụ nữ ở Afghanistan bị đối xử tồi tệ nhất trên thế giới. Tại đây, phụ nữ phải sống trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt, không có quyền được học hành và bảo hiểm y tế. Cho dù là người giám hộ hay xã hội cũng không cho họ có được những quyền lợi cơ bản nhất. Luật pháp ở Afghanistan cũng không quy định hiếp dâm hay bạo lực gia đình là phạm pháp. Trung bình cứ nửa giờ đồng hồ lại có một người phụ nữ chết sau khi sinh và đưa Afghanistan trở thành đất nước có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới.
2. Cộng hòa Sierra Leone (Tây Phi)
Báo cáo Phát triển Con người cho thấy Sierra Leone cũng là một trong những đất nước không đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ. Cưỡng hiếp, bạo lực và sinh nở là 3 nguyên nhân chính khiến tuổi thọ của phụ nữ ở đây không vượt quá 43. Một người phụ nữ bị cưỡng hiếp sẽ bị chồng ruồng bỏ, bị gia đình xua đuổi và bị xã hội chê cười trong khi đó kẻ gây tội lại không phải chịu bất cứ hình phạt nào.
3. Mali
Mali là một quốc gia được mọi người biết tới với hủ tục cắt bộ phận sinh dục của phụ nữ. Những bé gái 3 tuổi tại đây sẽ phải chịu sự tra tấn dã man của những con người mất nhân tính. Để đảm bảo không quan hệ tình dục trước khi kết hôn, những bé gái này sẽ bị cắt bộ phận sinh dục mà không được tiêm thuốc gây tê hay bất kỳ biện pháp an toàn này để tránh nhiễm trùng. Vì vậy, đã có rất nhiều bé gái đã bị chết vì hủ tục này.
4. Papua New Guinea
Phụ nữ tại Papua New Guinea không được tới trường hay độc lập về kinh tế và phải kết hôn khi tới tuổi. Mỗi năm tại đây có khoảng 150 phụ nữ chết vì căn bệnh thế kỷ AIDS, tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ cũng cao hơn nam giới 4 lần.
5. Cộng hòa dân chủ Congo
Mỗi năm tại Cộng hòa dân chủ Congo có khoảng 420.000 phụ nữ bị hãm hiếp và số lượng chị em bị nhiễm HIV cũng tăng nhanh chóng. Họ luôn phải đối mặt với những mối đe dọa như bắt cóc, làm nô lệ tình dục và ép sinh nở. Hơn nữa, các cơ sở y tế thường xa nơi ở nên nhiều chị em thường tử vong trước khi bác sỹ tới nơi.
6. Ấn Độ
Như chúng ta đã biết, hiện tượng kỳ thị phụ nữ ở Ấn Độ vô cùng khắc nghiệt. Những người ở đây tin rằng nam giới đem lại may mắn cho gia đình còn phụ nữ chỉ đem tới đen đủi, hơn nữa sinh con gái còn phải tốn tiền làm của hồi môn khi xuất giá. Vì vậy, có rất nhiều bé gái ở Ấn Độ đã bị vứt bỏ khi mới chào đời hoặc bị giết chết từ khi còn trong bụng mẹ. 45% thiếu nữ chưa đủ 18 tuổi tại Ấn Độ đã kết hôn.
7. Niger
Cũng giống như nhiều quốc gia thuộc thế giới thứ 3, phụ nữ ở Niger bị đối xử bất công, họ không được tiếp cận với các biện pháp tránh thai, lúc sinh nở cũng không có đủ điều kiện y tế, khi bị ngược đãi cũng không được sự giúp đỡ của các nhà chức trách. Nạn đói ở Niger cũng là một vấn đề nghiêm trọng, nhiều người đẩy giá lương thực lệ cao, những người đàn ông ở đây sẽ để thức ăn dự trữ, cất đi và không để cho vợ và con cái ăn. Thậm chí một số đàn ông ở Nigera thà đem thực phẩm bán lại cho nhân viên thuộc tổ chức viện trợ chứ không cho vợ ăn.
8. Nepal
Tại Nepal, những bé gái tới 12 tuổi đều phải kết hôn. Nếu như đến 18 tuổi mà vẫn chưa lấy chồng thì sẽ bị mọi người trong gia đình bán cho nhà chứa. Sinh sản và thầy mo là hai yêu tố quan trọng nhất đe dọa tới phụ nữ ở đây. Vì không được học hành nên nếu như không thể chịu nổi sự lạm dụng thì chỉ còn cách duy nhất là bỏ ra ra đường làm gái gọi.
9. Haiti
Haiti là thiên đường của nhiều khách du lịch nhưng lại là địa ngục của phụ nữ. Những người phụ nữ ở đây phải sinh con tại nhà và không được hỗ trợ y tế. Học hành là chuyện không thể đối với họ và những người phụ nữ luôn phải chịu ngược đãi. Mặc dù cách đây 3 năm, luật pháp Haiti quy định cưỡng bức và ngược đãi là phạm pháp nhưng những tập tục hà khắc tại các địa phương ở Haiti vẫn không hề thay đổi.
10. Pakistan
Rất nhiều quốc gia trên thế giới phủ nhận quyền lợi của phụ nữ và Pakistan là một trong những đất nước như vậy. Mỗi năm có khoảng 1.000 phụ nữ chết vì bị ném đá. Những người tham gia ném đá không ai khác chính là cha, chồng và anh em của họ.
Theo VNN

0 nhận xét
Nhãn: ,

10 tỉ phú Mỹ kiếm tiền giỏi nhất năm 2011


1. Mark Zuckerberg
10 tỉ phú Mỹ kiếm tiền giỏi nhất năm 2011
Tài sản 2011: 17,5 tỉ USD, tăng 10,6 tỉ so với năm 2010.
So với năm ngoái, năm nay CEO của Facebook - Mark Zuckerberg - có bước bứt phá ngoạn mục. Năm 2010, với tài sản 6,9 tỉ USD, Mark Zuckerberg chỉ đứng thứ 35 trong bảng xếp hạng 400 người giàu nhất nước Mỹ của Forbes. Năm 2011 này, với tài sản 17,5 tỉ USD, anh vươn lên vị trí thứ 14 trong bảng xếp hạng, bỏ lại hai đàn anh Larry Page và Sergey Brin của Google đồng giữ vị trí thứ 15 với 16,7 tỉ USD. Hai vị này năm 2010 có 15 tỉ USD và xếp thứ 11 trong bảng xếp hạng của Forbes 400.
2. George Soros
10 tỉ phú Mỹ kiếm tiền giỏi nhất năm 2011
Tài sản 2011: 22 tỉ USD, tăng 7,8 tỉ so với năm 2010.
Người kiếm được nhiều tiền thứ 2 trong số các tỉ phú Mỹ trong năm qua là ông George Soros, Chủ tịch Tập đoàn Soros Quantum Fund.
Năm 1973, sau một thời gian hoạt động trong lĩnh vực buôn bán chứng khoán, ông thành lập công ty quản lý tài chính Soros với số vốn 17 triệu USD. Năm 1979, ông đã tăng vốn điều lệ của công ty lên 100 triệu USD. Năm 1992, ông thu được một món lợi lớn từ sự sụt giá của đồng bảng Anh, và đã thu lợi tới 1 tỷ USD chỉ trong vòng một tuần. Trong khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, Soros thu lợi hàng tỉ USD. Năm 2011 là năm thành công của nhà đầu tư nổi tiếng thế giới này, bằng chứng là tài sản của ông đã tăng gần 8 tỉ USD so với năm ngoái.
3. Sheldon Adelson
10 tỉ phú Mỹ kiếm tiền giỏi nhất năm 2011
Tài sản 2011: 21,5 tỉ USD, tăng 6,8 tỉ so với năm ngoái.
Dù đã sắp bước sang tuổi 80 nhưng ông trùm sòng bạc Sheldon Adelson vẫn tiếp tục thể hiện phong độ kiếm tiền đáng nể của mình. Ông Sheldon Adelson sinh năm 1933, là chủ của Las Vegas Sands, tập đoàn điều hành tổ hợp khách sạn, khu nghỉ mát và sòng bạc Venetian ở thành phố bài bạc lừng danh Las Vegas. Trong năm vừa rồi, tài sản của ông tăng thêm gần 7 tỉ USD, phần lớn lợi nhuận của ông đến từ châu Á, cụ thể là từ sòng bạc kiêm khách sạn Marina Bay ở Singapore, khu nghỉ dưỡng và sòng bạc ở Macao.
4. Jeff Bezos
10 tỉ phú Mỹ kiếm tiền giỏi nhất năm 2011
Tài sản 2011: 19,1 tỉ USD, tăng 6,5 tỉ so với năm ngoái.
Jeff Bezos sinh năm 1964 tại Albuquerque, bang New Mexico, Mỹ. Sau này, ông tốt nghiệp Đại học Princeton và thành lập ra Amazon.com năm 1994.
Từ một cửa hàng bán sách qua mạng Internet, giờ đây Amazon.com đã trở thành cửa hàng bách hóa tổng hợp trên Internet, tên tuổi của Jeff Bezos ngày càng được nhiều người biết đến hơn. Trong năm vừa qua, cổ phiếu của Amazon tăng thêm 56%, giúp tài sản của cha đẻ Amazon tăng cao. Tổng tài sản 2011 của ông tăng 6,5 tỉ USD so với 2010.
5. Larry Ellison
10 tỉ phú Mỹ kiếm tiền giỏi nhất năm 2011
Tổng tài sản năm 2011: 33 tỉ USD, tăng 6 tỉ so với năm 2010.
Larry Ellison sinh ra ở The Bronx, New York. Năm nay tỉ phú này 67 tuổi. Ông nổi tiếng là người đã làm nên sự nghiệp từ hai bàn tay trắng.
Năm 2011, ông chủ của Oracle có lúc đau đầu vì kiện tụng khi Oracle kiện công ty SAP của Đức vì ăn cắp bản quyền. Ngoài ra, khi cựu CEO của hãng HP về làm cho Oracle cũng khiến hai ông lớn này kiện cáo lẫn nhau. Tuy vậy, cổ phiếu của Oracle vẫn tăng lên khoảng 15% so với năm 2010, điều này góp phần làm túi tiền của đại gia này ngày càng đầy hơn.
6. Bill Gates
Tổng tài sản 2011: 59 tỉ USD, tăng 5 tỉ so với năm 2010.

Cựu chủ tịch Microsoft vẫn giữ vững ngôi vị tỉ phú giàu nhất nước Mỹ trong danh sách Forbes 400năm nay, với tài sản 59 tỉ USD. Năm 2011, mặc dù dành rất nhiều tiền của và thời gian cho hoạt động từ thiện, nhưng tài sản của tỉ phú này vẫn tăng 5 tỉ USD so với năm trước. Hiện chỉ một phần trong số nguồn tài sản kếch xù 59 tỉ USD nằm trong Microsoft, số còn lại nằm ở các quỹ đầu tư, trái phiếu…
7. Harold Simmons
10 tỉ phú Mỹ kiếm tiền giỏi nhất năm 2011
Tài sản 2011: 9,3 tỉ USD, tăng 4,3 tỉ so với năm 2010.
Harold Clark Simmons sinh năm 1931 ở Golden, Wood County, Texas. Ông là chủ tịch của tập đoàn Valhi. Kể từ mùa hè năm ngoái, Tập đoàn Valhi của ông Simmons phát tài phát lộc với giá trị cổ phiếu tăng 250%. Valhi chuyên hoạt động về các lĩnh vực hóa chất, quản lý chất thải…
8, 9 và 10 là anh em nhà Mars: Jacqueline Mars, Forrest Edward Mars, Jr và John Mars
10 tỉ phú Mỹ kiếm tiền giỏi nhất năm 2011
Tài sản của mỗi người năm 2011: 13,8 tỉ USD, đều tăng 3,8 tỉ so với năm 2010.
Jacqueline Mars sinh năm 1940, là con gái của Forrest Edward Mars, Sr, ông chủ của công ty kẹo khổng lồ Mars.
Là một thành viên của gia đình Mars, cổ phần và các nguồn tài sản khác của bà Jacqueline lên tới 10 tỉ USD vào tháng 9/2010, giúp bà trở thành người giàu thứ 52 trên thế giới, thứ 26 ở Mỹ và là người phụ nữ giàu thứ 4 ở Mỹ.
Forrest Edward Mars, Jr. sinh năm 1931, là con trai cả của Forrest Mars Sr. và John Mars (sinh năm 1935) cũng cùng có 13,8 tỉ USD, tăng 3,8 tỉ so với năm 2010 nhờ sự phát triển đi lên của công ty bánh kẹo Mars.
ĐỖ QUYÊN
Theo Bưu Điện Việt Nam

0 nhận xét
Nhãn:

Top mười thành phố đáng sống nhất trên thế giới


Cảng Melbourne. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Thành phố Vancouver của Canada tiếp tục dẫn đầu danh sách các thành phố đáng sống nhất thế giới năm thứ năm liên tiếp do mạng tin Tình báo Kinh tế bầu chọn từ 140 thành phố trên toàn cầu.

Trong khi đó, Melbourne (Australia) đã thay thế Vienna (Áo) đứng thứ hai trong danh sách này.

Cuộc khảo sát do EIU tiến hành, dựa trên năm tiêu chí là sự ổn định, y tế, giáo dục, văn hóa và môi trường, cơ sở hạ tầng. Trong danh sách trên, các thành phố của Australia và Canada chiếm áp đảo.

Bốn thành phố của Australia là Melbourne (2), Sydney(7), Perth và Adelaide (cùng đứng thứ tám) đều được nhận được các điểm số hoàn hảo về giáo dục và y tế.

Thành phố Pittsburgh của Mỹ xếp thứ 29, trong khi Los Angeles tiến ba bậc lên vị trị 44, còn New York vẫn giữ vị trí 56. London (Anh) đã leo lên vị trí 53, trong khi Paris (Pháp) xếp thứ 16.

Các thành phố hàng đầu ở châu Á là Osaka (Nhật Bản) xếp thứ 12, ngang với Geneva (Thụy Sĩ), còn thủ đô Tokyo xếp thứ 18. Hong Kong (Trung Quốc) xếp thứ 31 trong khi Bắc Kinh, thủ đô của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chỉ đứng thứ 72.

Jon Copestake, tác giả của báo cáo trên cho biết, các thành phố cỡ trung bình ở những nước phát triển với mật đô dân cư tương đối thấp có xu hướng nhận được nhiều điểm hơn vì có lợi ích từ văn hóa và cơ sở hạ tầng, trong khi gặp ít vấn đề hơn về tỷ lệ tội phạm và nạn ách tắc giao thông./.

10 thành phố đáng sống nhất thế giới

 1. Vancouver (Canada)
 2. Melbourne (Australia)
 3. Vienna (Áo)
 4. Toronto (Canada)
 5. Calgary (Canada)
 6. Helsinki (Phần Lan)
 7. Sydney (Australia)
 8. Perth và Adelaide (Australia)
 10. Auckland (New Zealand) 


 10 thành phố xếp cuối cùng

 1. Harare (Zimbabwe)
 2. Dhaka (Bangladesh)
 3. Port Moresby (Papua New Guinea)
 4. Lagos (Nigeria)
 5. Algiers (Algeria)
 6. Karachi (Pakistan)
 7. Douala (Cameroon)
 8. Tehran (Iran)
 9. Dakar (Senegal)
 10. Colombo (Sri Lanka)

0 nhận xét