(VTC News) - Trong chiến tranh, đổi mới vũ khí rất quan trọng, thành công hay thất bại đều ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chiến tranh. Dưới áp lực chiến tranh, nhiều ý tưởng quái dị đã xuất hiện và được Xinhua tổng kết mới đây.
Hãy cùng VTC News điểm danh 10 vũ khí chiến tranh quái dị nhất thế kỉ 20.
1. Chó chống xe tăng.
Sự khốc liệt của chiến tranh được thể hiện đầy đủ qua chiến thuật của các bên tham chiến. Không từ bất cứ thủ đoạn nào để đạt được thắng lợi, sinh mạng cũng trở nên vô nghĩa.
Chó chống xe tăng là “kiệt tác” của Liên Xô cũ. Trong Chiến tranh thế giới thứ II, chó chống xe tăng đã tạo nên chiến tích huy hoàng phá hủy 300 xe tăng của Đức.
Điều đáng quan tâm là chó chống xe tăng không phải là chó robot, mà là chó thật bằng xương bằng thịt. Những chú chó này được huấn luyện tìm kiếm thức ăn dưới gầm xe tăng. Trước khi khai chiến, những chú chó này bị bỏ đói nhiều ngày. Khi khai chiến, những chú chó này được gài bom trên lưng chạy đến chiến trường, khi cần gạt quả bom tiếp xúc với gầm xe tăng thì quả bom sẽ phát nổ.
Về sau, Đức bắn đạn pháo khiến những chú chó hỗn loạn chạy khỏi chiến trường nên đã phá vỡ được chiến thuật này. Do đó làm suy yếu sức mạnh của chó chống xe tăng.
2. Xe tăng hình xoắn ốc.
Xe tăng hình xoắn ốc không chuyển động bằng bánh xích, mà chuyển động bằng vòng xoắn ốc khổng lồ. Giống như khoan điện khoan vào khúc gỗ, những vòng xoắn ốc khổng lồ có thể chuyển động trên bất cứ địa hình nào, chỉ là tương đối khó khăn khi di chuyển.
Tuy nhiên, xe tăng hình xoắn ốc nặng nề, khó di chuyển nên khó sử dụng trong chiến tranh.
3. Súng nòng cong.
Đô thị tác chiến có nghĩa là mọi nơi đều có thể có quân địch ẩn mình. Do đó, nhiều loại vũ khí phục vụ cho chiến tranh đô thị được thiết kế để binh sĩ có thể nhìn thấy xung quanh. Nhờ đó, binh sĩ có thể nấp sau bức tường tiêu diệt quân địch.
Súng nòng cong có lắp gương chiếu hậu. Do vậy, có thể đề phòng quân địch tấn công từ phía sau.
4. Xe tăng Sa hoàng.
Xe tăng Sa hoàng do Nga phát minh. Hai bánh xe trước của xe tăng Sa hoàng có đường kính 27 feet (khoảng 8,23 m), kéo hai bánh xe sau rất nhỏ (như hình vẽ). Trên xe tăng Sa hoàng lắp đặt pháo hạng nặng, là một trong những số ít xe tăng không có bánh xích.
Xe tăng Sa hoàng được thiết kế để có thể vượt qua mọi trướng ngại vật. Tuy nhiên, xe tăng Sa hoàng tương đối đồ sộ, không phù hợp sử dụng trong chiến tranh.
5. Khí cầu phòng không.
Trong Chiến tranh thế giới thứ II, hàng trăm khí cầu phòng không trôi nổi trên bầu trời các thành phố. Thông qua sử dụng dây diện và bom napalm, khí cầu phòng không khiến máy bay địch bay thấp rất khó đánh bom.
6. Nguyên liệu Pykrete.
Trước khi Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc, nền công nghiệp của các nước đồng minh, nhất là Anh, đang rất thiếu thốn nguyên vật liệu, trước hết là thép; trong khi nhu cầu về tàu lại tăng. Do đó, Dự án Habakkuk cố gắng chế tạo tàu sân bay bằng nguyên liệu Pykrete - hỗn hợp đông lạnh của nước và chất độn cellulose (thực tế là các mạt cưa nhỏ).
Độ dày của Pykrete vừa đủ để chống lại hỏa lực của quân địch vừa có thể dễ dàng sửa chữa. Nguyên liệu Pykrete có thể hạn chế tối đa sử dụng kim loại để chế tạo tàu cỡ lớn.
Tuy nhiên, con tàu này vẫn chưa được chế tạo. Ý tưởng về tàu sân bay này kết thúc ngay trong Chiến tranh thế giới thứ II.
7. Bom dơi (Bat bombs)
Bom dơi thực sự khiến mọi người kinh ngạc. Nguyên lí của bom dơi rất đơn giản: đặt bom napalm vào những con dơi để chúng phát tán, giảm nhiệt quả bom để đảm bảo quả bom không phát nổ trong suốt quá trình vận chuyển. Sau đó thả những con dơi này vào thành phố đối phương. Những con dơi này sẽ trú tại thành phố địch. Tại thời điểm nhất định, tất cả quả bom dơi sẽ nổ, phá hủy cả thành phố.
8. Bom bánh xích Golyat
Bom bánh xích Golyat là một loại bom chống xe tăng được điều khiển từ xa. Bom bánh xích Golyat có thể chứa gần 90 kg thuốc nổ. Bom bánh xích được điều khiển chạy về phía quân địch hoặc xe tăng trước khi phát nổ.
Bom bánh xích Golyat do Đức phát minh, hơn nữa được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Thế giới thứ II, còn được gọi là “xe tăng bọ cánh cứng”.
9. Xe Jeep bay.
Xe Jeep bay được chế tạo theo hợp đồng. Nội dung hợp đồng này là chế tạo máy bay trực thăng đủ nhẹ để có thể hạ cánh tại mọi địa hình.
Ban đầu, xe Jeep có vài mô hình thu nhỏ, nhưng đều không thể chế tạo. Mặc dù trên thiết kế xe Jeep bay có rất nhiều ưu điểm nhưng dáng vẻ bề ngoài đã giải thích tại sao sử dụng xe Jeep trong chiến tranh rất nguy hiểm.
10. Tàu sân bay bay.
Thời chiến, mọi người đều mơ tưởng về một tàu sân bay bay. Tuy nhiên, cũng như số phận của ô tô bay, ý tưởng về một tàu sân bay bay không thể trở thành hiện thực, tàu sân bay bay chỉ xuất hiện trong các tiểu thuyết hay những sản phẩm đồ chơi.
Những khuyết điểm như dễ dàng bắn hạ, tiêu hao nhiều nhiên liệu,… khiến tàu sân bay bay không thể trở thành hiện thực.
No comments:
Post a Comment