Dưới đây là danh sách 10 cây cầu dài nhất thế giới. Những cây cầu nối liền các vùng đất, chứng minh một cách hùng hồn rằng không có giới hạn nào con người không đạt được kể cả những điều kiện tự nhiên và địa lý, với khả năng của con người, mọi thứ đều có thể đạt được.
Seven Mile Bridge
“Cầu 7 dặm” ở Florida chạy qua eo biển giữa vịnh Mexico và eo biển Florida đến đất liền. Chính xác chiều dài của nó là 6.79 dặm tương đương 10,93km. Khởi thủy mục đích sử dụng của chiếc cầu là dùng làm đường xe lửa được xây dựng trong gần 5 năm, từ năm 1908 - 1912. Nó là một phần đường ray xuyên biển của Henry Flagler giữa Miami và Key West. Năm 1935 một cơn bão đổ bộ ngay trong ngày Quốc tế Lao Động đã phá hủy nặng nề đường ray này. Sau đó, Chính phủ tiếp quản đường ray và biến nó thành đường cho xe chạy. Vào năm 1980 chiếc cầu cũ đóng cửa để sửa chửa và chiếc cầu Seven Mile Bridge ngày nay được hoàn thành vào tháng 5/1982, trở thành một trong những chiếc cầu dài nhất thế giới. Vẻ đẹp hùng vĩ của nó đã thu hút nhiều nhà làm phim, chiếc cầu đã “thủ vai” trong một số bộ phim như True Lies, 2 Fast 2 Furious, License to Kill và Up Close & Personal.
San Mateo-Hayward Bridge
Là chiếc cầu bắc ngang qua vịnh San Francisco ở California, nối liền bán đảo San Francisco với East Bay, có tổng chiều dài là 11.3km. Được xây dựng vào năm 1929, trùng tu lại vào năm 1967, kinh phí bỏ ra là 70 triệu đôla. Đoạn cao nhất của cầu được nâng lên đến hơn 41m cho phép tàu bè dễ dàng lưu thông bên dưới cầu. Trung bình mỗi ngày có khoảng 81.000 lượt xe cộ lưu thông qua chiếc cầu này, dưới áp lực lớn đó, năm 1999 chiếc cầu được xây dựng thêm 2 làn đường, nâng số làn xe hiện có từ 4 lên 6 làn. Hiện tại việc xây dựng đã hoàn tất và đã được đưa vào sử dụng.
Confederation Bridge
Nối đảo Prince Edward với New Brunswick, Canada, cây cầu Confederation Bridge dài 12,9km, rộng 11m được mở cửa vào ngày 31/5/1997. Việc thi công chiếc cầu kéo dài từ mùa thu năm 1993 đến mùa xuân năm 1997 với kinh phí hơn 1,3 tỉ đôla. Có tổng cộng 62 trụ cầu, trong đó 44 trụ chính cách nhau 250m. Cầu cao 40m trên mặt nước biển, có một nhịp cao nhất là 60m. Giới hạn tốc độ khi lưu thông trên cầu là 80km/h, bạn sẽ mất khoảng mười phút để đi hết chiều dài cầu.
Rio-Niteroi Bridge
Cầu Rio-Niteroi có kết cấu bằng bê tông cốt sắt nối liền hai thành phố Rio de Janeiro và Niteroi ở Brazil. Công trình được khởi công ngày 23/8/1968 dưới sự hiện diện của nữ hoàng Anh Elizabeth II và hoàng tử Philip, công tước vùng Edinburgh, nhưng thực sự bắt đầu thi công vào tháng 1 năm 1969 và mở cửa ngày 4/3/1974. Chiếc cầu được đặt tên chính thức là “President Costa e Silva Bridge” để tỏ lòng biết ơn đến vị tổng thống đã đề xuất việc xây dựng cầu. Rio-Niteroi chỉ là biệt danh mà mọi người đặt cho nhưng lại được sử dụng nhiều hơn. Cầu dài 13.290m với 8.836m trên biển, nhịp giữa của cầu cao đến 72m. Việc xây dựng được thực hiện bởi một công ty của Anh với chi phí xấp xỉ 22 triệu đôla, được tài trợ bởi ngân hàng Anh.
Penang Bridge
Là chiếc cầu lưu thông hai chiều nối tỉnh Gelugor trên đảo Penang và tỉnh Seberang Prai ở Malaysia. Với chiều dài tổng cộng 13.5km nối tỉnh Gelugor trên đảo Penang và Seberang Prai trên đất liền. Chiếc cầu còn nối với đường cao tốc Nam Bắc ở Prai và đường cao tốc Jelutong ở Penang. Đây là một trong những cây cầu dài nhất thế giới và là cây cầu dài nhất Malaysia. Chính thức mở cửa vào ngày 14/9/1985.
Vasco da Gama Bridge
Là cầu dây văng bắc qua con sông Tagus gần thủ đô Lisbon của Bồ Đào Nha. Đó là chiếc cầu dài nhất Châu Au với tổng chiều dài là 17.2 km gồm 0.829 km là phần trung tâm, 11.5 km cầu cạn và 4.8 km là đường lên cầu. Phải mất đến 18 tháng chuẩn bị và 18 tháng nữa để thi công cùng với sự lao động miệt mài của hơn 3.300 công nhân để chiếc cầu được hoàn thành vào ngày 29/3/1998, cùng ngày diễn ra Expo 98, Hội chợ thế giới kỷ niệm 500 năm ngày Vasco da Gama tìm được đường từ Châu Au đến An Độ. Thời gian sử dụng chiếc cầu lên đến 120 năm. Nó được thiết kế chịu được sức gió có vận tốc 250km/h và những trận động đất có cường độ mạnh gấp 4,5 lần trận động đất lịch sử ở Lisbon năm 1755 (ước tính khoảng 8,7 độ richter).
Vasco da Gama Bridge |
Là cầu dây văng bắc qua con sông Tagus gần thủ đô Lisbon của Bồ Đào Nha. Đó là chiếc cầu dài nhất Châu Au với tổng chiều dài là 17.2 km gồm 0.829 km là phần trung tâm, 11.5 km cầu cạn và 4.8 km là đường lên cầu. Phải mất đến 18 tháng chuẩn bị và 18 tháng nữa để thi công cùng với sự lao động miệt mài của hơn 3.300 công nhân để chiếc cầu được hoàn thành vào ngày 29/3/1998, cùng ngày diễn ra Expo 98, Hội chợ thế giới kỷ niệm 500 năm ngày Vasco da Gama tìm được đường từ Châu Au đến An Độ. Thời gian sử dụng chiếc cầu lên đến 120 năm. Nó được thiết kế chịu được sức gió có vận tốc 250km/h và những trận động đất có cường độ mạnh gấp 4,5 lần trận động đất lịch sử ở Lisbon năm 1755 (ước tính khoảng 8,7 độ richter).
Chesapeake Bay Bridge
Thường được biết đến với tên là Bay Bridge, là chiếc cầu lưu thông 2 chiều chính của Maryland, Mỹ, nối liền các bang ở phía đông và các vùng bờ biển phía Tây. Trong hơn 43 năm qua, chiếc cầu đã thu hút sự chú ý của cả thế giới như là một kỳ quan của công nghệ khoa học hiện đại. Chạy bên trên và cả bên dưới mặt nước nơi vịnh Chesapeake hòa cùng Đại Tây Dương, kể từ khi chính thức thông cầu vào ngày 15/4/1954, chiếc cầu và đường hầm này được bầu chọn là một trong 7 kỳ quan xây dựng của thế giới hiện đại.
King Fahd Causeway
Là chiếc cầu nối Khobar ở Ả rập Saudi với đảo quốc Bahrain. Thỏa thuận xây dựng được ký kết ngày 8/7/1981 và việc xây dựng diễn ra sau đó một năm. Công trình được tài trợ hoàn toàn bởi phía Ả rập Saudi, chi phí lên đến 1.2 tỉ đôla, gồm 4 làn đường, chiều dài tổng cộng là 25 km. Chiếc cầu gồm 3 phần, phần cầu nối Khobar với đảo nhân tạo ở biên giới của Ả rập Saudi và Bahrain, dài 5.194m là đoạn cầu dài nhất, đoạn từ đảo nhân tạo đến đảo Umm al-Na’san và đoạn từ Umm al-Na’san đến đảo chính ở Bahrain.
Donghai Bridge
Cầu Donghai là chiếc cầu dài nhất Châu Á và là cầu vượt biển dài nhất thế giới. Được hoàn thành vào ngày 10/9/2005, có chiều dài tổng cộng là 32.5km nối Thượng Hải và cảng nước sâu Yangshan của Trung Quốc. Cầu Đông Hải được xây dựng với 6 làn xe hai chiều, thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc với các trạm dừng khẩn cấp, tốc độ thiết kế là 80km/h. Giao thông vẫn được đảm bảo an toàn trong điều kiện gió bão và lốc nhờ được thiết kế theo hình chữ S. Chi phí xây dựng lên đến 1,2 tỉ đôla.
Lake Pontchartrain Causeway.
Là chiếc cầu dài nhất thế giới gồm 2 chiếc cầu song song nhau. Chiều dài tổng cộng là 38.42km qua hồ Lake Pantchartrain ở phía nam Louisiana. Chiếc cầu được chống đỡ bởi hơn 9.500 cọc bê tông có đường kính hơn 139cm cắm sâu xuống lòng đất. Hai làn đường song song cách nhau 80 feet, có 7 điểm giao nhau giữa hai làn làm trạm dừng cho các xe trong những trường hợp khẩn cấp. Để xây dựng chiếc cầu, các kỹ sư phải đưa từng phần của nó lên sà lan chuyển đến vị trí đang xây dựng. Hằng ngày có hơn 30.000 phương tiện lưu thông qua cầu.
Dưới đây là danh sách 10 cây cầu dài nhất thế giới. Những cây cầu nối liền các vùng đất, chứng minh một cách hùng hồn rằng không có giới hạn nào con người không đạt được kể cả những điều kiện tự nhiên và địa lý, với khả năng của con người, mọi thứ đều có thể đạt được.
Seven Mile Bridge
“Cầu 7 dặm” ở Florida chạy qua eo biển giữa vịnh Mexico và eo biển Florida đến đất liền. Chính xác chiều dài của nó là 6.79 dặm tương đương 10,93km. Khởi thủy mục đích sử dụng của chiếc cầu là dùng làm đường xe lửa được xây dựng trong gần 5 năm, từ năm 1908 - 1912. Nó là một phần đường ray xuyên biển của Henry Flagler giữa Miami và Key West. Năm 1935 một cơn bão đổ bộ ngay trong ngày Quốc tế Lao Động đã phá hủy nặng nề đường ray này. Sau đó, Chính phủ tiếp quản đường ray và biến nó thành đường cho xe chạy. Vào năm 1980 chiếc cầu cũ đóng cửa để sửa chửa và chiếc cầu Seven Mile Bridge ngày nay được hoàn thành vào tháng 5/1982, trở thành một trong những chiếc cầu dài nhất thế giới. Vẻ đẹp hùng vĩ của nó đã thu hút nhiều nhà làm phim, chiếc cầu đã “thủ vai” trong một số bộ phim như True Lies, 2 Fast 2 Furious, License to Kill và Up Close & Personal.
San Mateo-Hayward Bridge
Là chiếc cầu bắc ngang qua vịnh San Francisco ở California, nối liền bán đảo San Francisco với East Bay, có tổng chiều dài là 11.3km. Được xây dựng vào năm 1929, trùng tu lại vào năm 1967, kinh phí bỏ ra là 70 triệu đôla. Đoạn cao nhất của cầu được nâng lên đến hơn 41m cho phép tàu bè dễ dàng lưu thông bên dưới cầu. Trung bình mỗi ngày có khoảng 81.000 lượt xe cộ lưu thông qua chiếc cầu này, dưới áp lực lớn đó, năm 1999 chiếc cầu được xây dựng thêm 2 làn đường, nâng số làn xe hiện có từ 4 lên 6 làn. Hiện tại việc xây dựng đã hoàn tất và đã được đưa vào sử dụng.
Confederation Bridge
Nối đảo Prince Edward với New Brunswick, Canada, cây cầu Confederation Bridge dài 12,9km, rộng 11m được mở cửa vào ngày 31/5/1997. Việc thi công chiếc cầu kéo dài từ mùa thu năm 1993 đến mùa xuân năm 1997 với kinh phí hơn 1,3 tỉ đôla. Có tổng cộng 62 trụ cầu, trong đó 44 trụ chính cách nhau 250m. Cầu cao 40m trên mặt nước biển, có một nhịp cao nhất là 60m. Giới hạn tốc độ khi lưu thông trên cầu là 80km/h, bạn sẽ mất khoảng mười phút để đi hết chiều dài cầu.
Rio-Niteroi Bridge
Cầu Rio-Niteroi có kết cấu bằng bê tông cốt sắt nối liền hai thành phố Rio de Janeiro và Niteroi ở Brazil. Công trình được khởi công ngày 23/8/1968 dưới sự hiện diện của nữ hoàng Anh Elizabeth II và hoàng tử Philip, công tước vùng Edinburgh, nhưng thực sự bắt đầu thi công vào tháng 1 năm 1969 và mở cửa ngày 4/3/1974. Chiếc cầu được đặt tên chính thức là “President Costa e Silva Bridge” để tỏ lòng biết ơn đến vị tổng thống đã đề xuất việc xây dựng cầu. Rio-Niteroi chỉ là biệt danh mà mọi người đặt cho nhưng lại được sử dụng nhiều hơn. Cầu dài 13.290m với 8.836m trên biển, nhịp giữa của cầu cao đến 72m. Việc xây dựng được thực hiện bởi một công ty của Anh với chi phí xấp xỉ 22 triệu đôla, được tài trợ bởi ngân hàng Anh.
Penang Bridge
Là chiếc cầu lưu thông hai chiều nối tỉnh Gelugor trên đảo Penang và tỉnh Seberang Prai ở Malaysia. Với chiều dài tổng cộng 13.5km nối tỉnh Gelugor trên đảo Penang và Seberang Prai trên đất liền. Chiếc cầu còn nối với đường cao tốc Nam Bắc ở Prai và đường cao tốc Jelutong ở Penang. Đây là một trong những cây cầu dài nhất thế giới và là cây cầu dài nhất Malaysia. Chính thức mở cửa vào ngày 14/9/1985.
Vasco da Gama Bridge
Là cầu dây văng bắc qua con sông Tagus gần thủ đô Lisbon của Bồ Đào Nha. Đó là chiếc cầu dài nhất Châu Au với tổng chiều dài là 17.2 km gồm 0.829 km là phần trung tâm, 11.5 km cầu cạn và 4.8 km là đường lên cầu. Phải mất đến 18 tháng chuẩn bị và 18 tháng nữa để thi công cùng với sự lao động miệt mài của hơn 3.300 công nhân để chiếc cầu được hoàn thành vào ngày 29/3/1998, cùng ngày diễn ra Expo 98, Hội chợ thế giới kỷ niệm 500 năm ngày Vasco da Gama tìm được đường từ Châu Au đến An Độ. Thời gian sử dụng chiếc cầu lên đến 120 năm. Nó được thiết kế chịu được sức gió có vận tốc 250km/h và những trận động đất có cường độ mạnh gấp 4,5 lần trận động đất lịch sử ở Lisbon năm 1755 (ước tính khoảng 8,7 độ richter).
Chesapeake Bay Bridge
Thường được biết đến với tên là Bay Bridge, là chiếc cầu lưu thông 2 chiều chính của Maryland, Mỹ, nối liền các bang ở phía đông và các vùng bờ biển phía Tây. Trong hơn 43 năm qua, chiếc cầu đã thu hút sự chú ý của cả thế giới như là một kỳ quan của công nghệ khoa học hiện đại. Chạy bên trên và cả bên dưới mặt nước nơi vịnh Chesapeake hòa cùng Đại Tây Dương, kể từ khi chính thức thông cầu vào ngày 15/4/1954, chiếc cầu và đường hầm này được bầu chọn là một trong 7 kỳ quan xây dựng của thế giới hiện đại.
King Fahd Causeway
Là chiếc cầu nối Khobar ở Ả rập Saudi với đảo quốc Bahrain. Thỏa thuận xây dựng được ký kết ngày 8/7/1981 và việc xây dựng diễn ra sau đó một năm. Công trình được tài trợ hoàn toàn bởi phía Ả rập Saudi, chi phí lên đến 1.2 tỉ đôla, gồm 4 làn đường, chiều dài tổng cộng là 25 km. Chiếc cầu gồm 3 phần, phần cầu nối Khobar với đảo nhân tạo ở biên giới của Ả rập Saudi và Bahrain, dài 5.194m là đoạn cầu dài nhất, đoạn từ đảo nhân tạo đến đảo Umm al-Na’san và đoạn từ Umm al-Na’san đến đảo chính ở Bahrain.
Donghai Bridge
Cầu Donghai là chiếc cầu dài nhất Châu Á và là cầu vượt biển dài nhất thế giới. Được hoàn thành vào ngày 10/9/2005, có chiều dài tổng cộng là 32.5km nối Thượng Hải và cảng nước sâu Yangshan của Trung Quốc. Cầu Đông Hải được xây dựng với 6 làn xe hai chiều, thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc với các trạm dừng khẩn cấp, tốc độ thiết kế là 80km/h. Giao thông vẫn được đảm bảo an toàn trong điều kiện gió bão và lốc nhờ được thiết kế theo hình chữ S. Chi phí xây dựng lên đến 1,2 tỉ đôla.
Lake Pontchartrain Causeway.
Là chiếc cầu dài nhất thế giới gồm 2 chiếc cầu song song nhau. Chiều dài tổng cộng là 38.42km qua hồ Lake Pantchartrain ở phía nam Louisiana. Chiếc cầu được chống đỡ bởi hơn 9.500 cọc bê tông có đường kính hơn 139cm cắm sâu xuống lòng đất. Hai làn đường song song cách nhau 80 feet, có 7 điểm giao nhau giữa hai làn làm trạm dừng cho các xe trong những trường hợp khẩn cấp. Để xây dựng chiếc cầu, các kỹ sư phải đưa từng phần của nó lên sà lan chuyển đến vị trí đang xây dựng. Hằng ngày có hơn 30.000 phương tiện lưu thông qua cầu.
Nguồn : GolfAnhLife
No comments:
Post a Comment