Đây là những chiếc cầu treo nhân tạo dùng cho mục đích giao thông nhưng vì một lý do nào đó chúng đã được ra đời một cách rất đặc biệt, mạo hiểm và nguy hiểm cho những người phải thường xuyên qua lại.
1. Cầu Hunza (Pakistan)
Hunza là cây cầu đặc biệt được bắc qua sông Hunza ở làng Hassaini miền Bắc Pakistan, nó được xây dựng bởi những sợi dây thép dài, trên đó là những thanh gỗ bắc ngang rất sơ sài.
Những ai đi qua cây cầu này lúc mưa to gió lớn không khỏi dựng tóc gáy nhưng họ vẫn phải nhắm mắt đi qua vì “không thể làm khác được”. |
Đáng tiếc trong cơn bão xảy ra hồi tháng 5/2010 vừa qua toàn bộ gỗ trên cây cầu này đã bị cuốn sạch chỉ còn trơ lại bộ khung bằng sắt hoen gỉ.
2. Cầu Braldu
Đây là cây cầu nguy hiểm thứ hai ở miền Bắc Pakistan, được làm bằng dây thừng và tre nứa, bắc qua sông Bralru chảy xiết để giúp cho trẻ em đi học.
Do quá nguy hiểm mà cuối năm 2010 vừa qua người ta đã khánh thành cây cầu mới tương tự thay dây thừng bằng cáp sắt nên chắc chắn hơn. |
Lantang là cây cầu treo bắc qua thung lũng thuộc làng Lantang (Nepal) vượt qua hai mỏm núi cao chót vót, trông xa có vẻ kiên cố nhưng khi gặp gió to đung đưa như võng nên rất nguy hiểm cho con người bởi phía dưới là những mỏm đá khô lởm chởm.
Cầu treo Langtang |
4. Cầu tre Sarawak (Malaysia)
Tại vùng Sarawak, Borneo (Malaysia) có rất nhiều loại cầu tre rất đơn sơ mà người ta quen gọi là cầu khỉ, gồm những cây tre dài được cắm thẳng xuống sông tạo ra những cây cầu vừa dài vừa hẹp, chỉ đủ cho 2 người qua lại.
Cầu tre Sarawak |
5. Cầu treo Trift Lake (Thụy Sĩ)
Trift Lake là cây cầu treo rất cổ kính và nguy hiểm, dài tới 165m, cao 90m trên hồ Trift Lake thuộc miền Trung Thụy Sĩ, được tôn vinh là cầu treo dài nhất trên dãy Alpes.
Do ở độ cao lớn, bên dưới là đá lởm chởm nên những người yếu tim rất sợ mỗi khi phải đi qua.
Do ở độ cao lớn, bên dưới là đá lởm chởm nên những người yếu tim rất sợ mỗi khi phải đi qua. |
Đây là cây cầu treo bằng gỗ bắc qua sông Kotmale ở Sri Lanka, bề mặt bằng gỗ mục nên chỉ nhìn qua cũng thấy ớn.
Mỗi khi cần qua cầu, người ta phải bám chắc vào hai thành để khỏi bị rơi xuống sông.
Cầu Kotmale Oya |
Nguyên thủy, cầu treo Capilano được xây dựng năm 1889 dài tới trên 135m, cao 70m trên sông Capilano (Canada). Đây là cây cầu được xây dựng cho mục đích du lịch trong công viên giải trí rộng tới 27 mẫu Anh.
Cầu treo Capilano được xây dựng năm 1889 dài tới trên 135m, cao 70m trên sông Capilano (Canada) |
Do độ dài và độ cao nên khi đi trên cầu người ta có cảm giác như ngồi trên võng, hợp với những ai ưa cảm giác mạnh. Cầu đã nhiều lần nâng cấp vì bão tuyết, cây đổ tàn phá như trận bão lớn làm cây nặng 46 tấn rơi đúng cầu cách đây vài năm.
Tại Peru hiện vẫn đang lưu thông một cây cầu rất đặc biệt hoàn toàn bằng chão có tên là Keshwa Chaca.
Đây là cây cầu được kết bằng dây chão chế từ dây rừng được người Inca cổ đại dùng từ thời xa xưa, mỗi năm dây chão lại được thay mới một lần và do dùng quen nên người dân địa phương vẫn đi lại bình thường, chưa có ai bị tai nạn bao giờ.
Tại Peru hiện vẫn đang lưu thông một cây cầu rất đặc biệt hoàn toàn bằng chão có tên là Keshwa Chaca. |
Hiện nay tại Ấn Độ người ta vẫn đang dùng một chiếc cầu treo rất thô sơ mà mang tính kinh tế, được “xây dựng” hoàn toàn từ rễ loài cây rừng sống có tên là Banya, rễ dài và rất bền, kết lại với nhau.
Nghe nói cây cầu dài 16m này có niên đại trên 100 năm nhưng vẫn dùng được, tuy nhiên để xây dựng được cây cầu này người ta phải chờ tới 20 năm để cho cây Banya tạo ra đủ rễ dài để kết thành cầu.
Hiện nay tại Ấn Độ người ta vẫn đang dùng một chiếc cầu treo rất thô sơ mà mang tính kinh tế, được “xây dựng” hoàn toàn từ rễ loài cây rừng sống có tên là Banya, rễ dài và rất bền, kết lại với nhau. |
10. Cầu Ghasa (Nepal)
Gần thị trấn Ghasa trên dãy Himalaya của Nepal hiện có một cây cầu treo cổ kính và rất nguy hiểm, bởi nó cao chót vót trên đỉnh núi, nhìn xuống, dòng sông thu nhỏ bé tẹo.
Gần thị trấn Ghasa trên dãy Himalaya của Nepal hiện có một cây cầu treo cổ kính và rất nguy hiểm, bởi nó cao chót vót trên đỉnh núi, nhìn xuống, dòng sông thu nhỏ bé tẹo. |
(Theo Giaothongvantai)
No comments:
Post a Comment