Nhãn:

10 nền kinh tế thịnh vượng nhất thế giới



(Dân trí) - Mới đây, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã cho công bố năng lực cạnh tranh toàn cầu của các nước trên thế giới. Theo đó, năng lực cạnh tranh được đo lường dựa trên mức độ thịnh vượng của một nền kinh tế trong cả hiện tại và tương lai.
Dưới đây là 10 nền kinh tế triển vọng nhất thế giới.
1. Thụy Sĩ
Thụy Sĩ đã dành lại ngôi vị số 1 để dẫn đầu danh sách cạnh tranh toàn cầu theo WEF. Mặc dù đất nước này chỉ đóng góp 0,44% tổng GDP toàn cầu, nhưng Thụy Sỹ lại được WEF đánh giá cao vì tính hiệu quả và những đổi mới trong nền kinh tế. Tuy nhiên, Thụy Sĩ có một nhược điểm đó là thiếu nguồn nhân lực trình độ cao.
2. Singapore
Singapore mới đạt được vị trí thứ 2 trong năm 2011 này. Nước này đóng góp 0,39% GDP toàn cầu, tuy nhiên, lạm phát lại lên đến mức 29,1% - đây cũng là rào cản lớn nhất của Singapore. Tỷ lệ lạm phát của Singapore tăng từ 4,5% vào tháng 6 tới 5,2% trong tháng 7 và tiếp tục tăng tới 5,4% vào tháng 8.
3. Thụy Điển
Năm 2011, Thụy Điển trượt xuống vị trí thứ 3, tụt một bậc so với năm 2010.
4. Phần Lan
Phần Lan đã nhảy 3 bậc để tiến đến vị trí thứ tư trong năm nay. Nước này sản xuất 0,25% GDP toàn cầu, với các doanh nghiệp trong nước, mức thuế suất cao là nhược điểm lớn nhất của Phần Lan.
5. Hoa Kỳ
Nền kinh tế lớn nhất thế giới đã trượt từ vị trí thứ 4 xuống vị trí thứ 5 trong năm nay. Cường quốc này đóng góp đến 1/5 GDP toàn cầu. Thuế suất cao lên đến 14,8% là vấn đề lớn nhất của Mỹ.
6. Đức
Đức đóng góp gần 4% GDP toàn thế giới, tuy nhiên năm nay Đức đã bị tụt xuống vị trí thứ 6. Các doanh nghiệp cho rằng những quy định về lao động quá ngặt nghèo là nhân tố chính khiến tâm lý nhà đầu tư e ngại.
7. Hà Lan
Trong năm này Hà Lan chiếm tới 0,91% GDP toàn cầu do đó đã vươn lên đứng ở vị trí thứ 7 .
8. Đan Mạch
Đan Mạch cũng có rất nhiều cải cách mới và vươn lên vị trí thứ 8 trong danh sách. 1/3 các doanh nghiệp của nước này cho biết mức thuế suất quá cao là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến việc kinh doanh của họ.
9. Nhật Bản
Nhật Bản chiếm 5,82% GDP toàn thế giới. Tuy nhiên, trong năm nay, nước này đã bị tuột tới 3 bậc và giữ vị trí thứ 9. Những chính sách về kinh tế không ổn định là yếu tố bất lợi lớn nhất đối với doanh nghiệp kinh doanh.
10. Anh
Đứng cuối cùng trong bảng xếp hạng là Anh, đất nước này đã tăng hạng từ vị trí thứ 12 vào năm ngoái. Vương quốc Anh đóng góp gần 3% GDP toàn cầu. Các doanh nghiệp trong nước cho rằng mức thuế lên đến 17,8 % là rào cản lớn nhất đối với việc kinh doanh.
                                                                              Lan Trinh
Theo Telegraph

No comments:

Post a Comment