This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Nhãn: ,

10 người phú giàu nhất châu Phi

Lần đầu tiên tung ra danh sách 40 người giàu nhất châu Phi, Forbes đã cho thấy tầm quan trọng của “lục địa đen” đối với thế giới. Tổng tài sản của các đại gia này lên tới 64,9 tỷ USD, trong đó có 16 người là tỷ phú.


Nam Phi đóng góp tới 15 người trong danh sách, theo sau là Ai Cập với 9 người, Nigeria với 8 người và Ma-rốc với 5 người. Tuy nhiên, nếu xét về số lượng tỉ phú thì Ai Cập lại là nhiều nhất với 7 trên tổng số 16 người.
Có sáu quốc gia ở châu Phi có mặt trong danh sách. Độ tuổi trung bình của những người trong danh sách này là 61 và tất cả 40 người đều là đàn ông. Dưới đây là top 10 người giàu nhất châu Phi.

1. Aliko Dangote

Dangote năm nay 54 tuổi nhưng đã sở hữu khối tài sản trị giá 10,1 tỉ USD. Ông là nhà sáng lập kiêm CEO của tập đoàn Aliko Dangote chuyên về hàng hóa và vật liệu xây dựng, được mệnh danh là vua xi măng của châu Phi. Dangote Cement được niêm yết trên sàn chứng khoán Nigeria vào cuối năm ngoái và hiện đang là công ty có giá trị lớn nhất trên sàn. Về sau, ông thành lập tập đoàn Dangote Group - kết hợp sản xuất xi măng, tinh luyện đường, xay bột và sản xuất muối. Ông còn là một nhà từ thiện nổi tiếng khi hào phóng chi ra hàng triệu USD cho việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục cộng đồng và giải quyết các vấn đề xã hội.

2. Nicky Oppenheimer

Trùm kim cương 66 tuổi của Nam Phi Nicky Oppenheimer xếp thứ 2 với 6,5 tỉ USD. Ông là chủ tịch của công ty khai thác kim cương DeBeers, tuy nhiên đầu tháng 11 vừa rồi, ông đã tuyên bố bán toàn bộ số cổ phần của mình trong công ty, chấm dứt hơn 80 năm thống trị của gia đình Oppenheimer. Oppenheimer có niềm đam mê đặc biệt đối với trực thăng và criket. Ông cũng là ông chủ của Tswalu Kalahari Reserve - khu giải trí lớn nhất Nam Phi

3. Nassef Sawiris

Về thứ 3 là tỉ phú người Ai Cập Nassef Sawiris của công ty xây dựng Orascom. Năm nay 50 tuổi và có số tài sản trị giá 4,75 tỉ USD, Nassef Sawaris đang sở hữu công ty có giá trị giao dịch thị trường lớn nhất Ai Cập - Orascom Construction - được thành lập bởi cha ông là Onsi Sawaris. Công ty tài chính quốc tế IFC của World Bank đã đầu tư 50 triệu USD vào cổ phiếu của Orascom Construction trong năm 2011. Ngoài ra, Sawiris còn nắm cổ phần lớn trong đại gia xi măng Lafarge và Texas Industries.

4. Johann Rupert

Johann Rupert năm nay 61 tuổi, sở hữu khối tài sản trị giá 4,7 tỉ USD. Ông là chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn kinh doanh hàng xa xỉ Richemont của Nam Phi, sở hữu các nhãn hàng tên tuổi như Vacheron Constantin, Cartier, Alfred Dunhill, Montblanc và Chloé. Doanh thu của Richemont đã tăng hơn 30% kể từ đầu năm nay do sự phục hồi kinh tế và nhu cầu hàng xa xỉ đang lên từ châu Á. Ông cũng là một trong bốn tỉ phú người Nam Phi trong danh sách này.

5. Mike Adenuga

Mike Adenuga năm nay 56 tuổi, là nhà tài phiệt người Nigeria với số tài sản lên tới 4,3 tỉ USD. Ông là chủ tịch công ty khai thác dầu mỏ lớn nhất Nigeria, sản xuát ra hơn 100.000 thùng dầu mỗi ngày. Ngoài ra, ông còn sở hữu hãng viễn thông di động lớn thứ 2 Nigeria - Globalcom. Ở Nigeria, Mike Adenuga nổi tiếng là người ưa riêng tư và an toàn, vì thế mỗi lần xuất hiện, ông chỉ đi ô tô chống đạn với tài xế riêng và hàng tá vệ sĩ.

6. Naguib Sawiris

Năm nay 57 tuổi, vị tỉ phú Ai Cập này có tổng tài sản trị giá 2,9 tỉ USD. Ông chính là người đã gây dựng nên Orascom Telecom và bán lại cho người khổng lồ viễn thông Vimpelcom của Nga vào tháng 4/2011 với giá 6,5 tỉ USD, đồng thời trở thành một trong những cổ đông lớn nhất của tập đoàn này. Ông cũng tham gia hoạt động chính trị và đã lập nên đảng Ai Cập tự do, chủ trương thúc đẩy tự do thương mại và nền tảng thực tế.

7. Miloud Chaabi

Miloud Chaabi năm nay 82 tuổi và là một doanh nhân người Ma-rốc hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Khối tài sản của ông được định giá là 3 tỉ USD. Chaabi là chủ tịch của Ynna Holding, hoạt động trong lĩnh vực xây nhà, khách sạn, siêu thị và năng lượng tái tạo. Ông từng là một thành viên Quốc hội, và tháng 2 vừa rồi, ông đã cùng những người biểu tình diễu hành đến Quốc hội để yêu cầu chấm dứt tình trạng tham nhũng trong kinh tế và chính trị.

8. Cristoffel Wiese

Tỉ phú “Cristo” của Nam Phi năm nay 70 tuổi và có tổng tài sản trị giá 2,7 tỉ USD. Ông là chủ tịch hội đồng quản trị kiêm cổ đông lớn nhất của chuỗi siêu thị bán lẻ giá rẻ lớn nhất châu Phi. Ông cũng nắm trong tay tới 40% cổ phần trong chuỗi cửa hàng thời trang giảm giá Pepkor.

9. Onsi Sawiris

Onsi Sawiris năm nay 81 tuổi, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và sở hữu khối tài sản trị giá 2,6 tỷ USD. Ông là giàu thứ ba tại Ai Cập, đồng thời là người đứng đầu gia đình giàu có nhất nước này. Cả ba người con trai của ông là Naguib Sawiris, Samih Sawiris, Nassef Sawiris đều rất thành công trong việc điều hành ba công ty của tập đoàn Orascom là Orascom Telecom, Orascom Hotels and Orascom Construction.

10. Patrice Motsepe

Patrice Motsepe năm nay 48 tuổi và là chủ tịch hội đồng quản trị của công ty khai thác vàng Harmony Gold Mining ở Nam Phi từ năm 2003. Ngoài ra, ông còn là đối tác liên doanh của một trong số những công ty luật lớn nhất Nam Phi là Bowman Gilfillan. Năm 2002, ông được bầu chọn là nhà lãnh đạo của năm bởi các CEO trong top 100 công ty hàng đầu Nam Phi. Cũng trong năm đó, ông được nhận giải thưởng Nhà khởi nghiệp xuất sắc nhất của Ernst&Young. Motsepe hiện là chủ tịch của Cộng đồng doanh nghiệp Nam Phi, đồng thời sở hữu câu lạc bộ bóng đá Mamelodi Sundowns.
Hà Thu (theo Forbes)

0 nhận xét
Nhãn:

10 CEO hàng đầu thế giới năm 2011


CNN vừa công bố danh sách những CEO hàng đầu thế giới năm 2011 do hãng tin này bình chọn. Danh sách gồm những tên tuổi lừng danh như Mark Zuckerberg của Facebook hay Tim Cook của Apple.

 

1. Howard D. Schultz

Công ty: Starbucks
Kể từ khi quay lại lãnh đạo Starbucks vào năm 2008, Howard đã đưa hãng café này trở lại đúng phong độ như ngày ông sáng lập, thậm chí còn vươn lên một tầm cao mới. Cả lợi nhuận và doanh thu của công ty đều tăng vọt trong năm 2011.
Howard đã lãnh đạo Starbucks theo cách rất riêng, mang đậm phong cách của ông. Từ những việc như huy động nguồn vốn để tạo thêm việc làm, hay cách ông trèo chống Starbucks vượt qua sóng gió chính trị ở Wasington, tất cả đều chứng tỏ vị trí CEO hàng đầu thế giới hoàn toàn xứng đáng dành cho ông.

2. Jeffrey P. Bezos

Công ty: Amazon
Amazon đã có một năm phát triển khá tốt dưới sự lãnh đạo của Bezos, điển hình là việc phát hành gần đây của Fire Kindle. Không chỉ có tài, Bezos còn là một Giám đốc điều hành thân thiện với cổ đông, ông sở hữu 20% cổ phần của công ty, nhưng nhận thu thập ít ỏi và không cần tiền thưởng. Triển vọng trên thị trường quốc tế của Amazon cũng hoàn toàn tươi sáng khi hãng đang chiếm hơn một nửa thị trường các nước đang phát triển.

3. John J. Watson

Công ty: Khai thác dầu khí Chevron
Watson vốn là một cựu chuyên gia phân tích tài chính, ông bắt đầu giữ chức CEO Chevron vào đầu năm 2010. Thời điểm này, công ty đang trước vực sâu và đặt hy vọng rất nhiều vào ông. Trải qua nhiều khó khăn, hiện tại Watson đã đưa cổ phiếu của Chevron tăng 8,1% trong năm qua, cao hơn rất nhiều so với đối thủ cạnh tranh.

4. Reid Hoffman

Công ty: LinkedIn
Reid Hoffman là người lãnh đạo doanh nghiệp duy nhất trong danh sách không làm công việc toàn thời gian và cố định, ông giữ nhiều vị trí khác nhau. Hoffman làm giàu nên từ trang mạng PayPal và sau đó đã tiếp tục thành công tại LinkedIn. Ông hiện đang sở hữu hơn 20% cổ phiếu của LinkedIn. Ngoài LinkedIn, Hoffman còn là "ông bầu", là cố vấn, chủ đầu tư và giám đốc của Zynga, Mozilla, Digg, Facebook, Flickr, và một số công ty khác tại Thung lũng Silicon.

5. James A. Skinner

Công ty: McDonald
Với mức tăng trưởng doanh thu đều đặn 5% hàng năm cùng sự phát triển mạnh mẽ hệ thống các cửa hàng và giá cổ phiếu tăng vọt đang thể hiện đường hướng hoạt động đúng đắn của McDonald. Công ty đã giới thiệu thành công các thực đơn mới hướng đến bảo vệ sức khỏe con người như smoothies và đều gặt hái được thành công. Dù đang gặp phải những thách thức với thương hiệu McCafé, nhưng McDonald vẫn đang tiếp tục phát triển không ngừng và tạo ra vô số việc làm, riêng trong năm nay, McDonald đã thuê thêm 62.000 nhân viên mới.

6. Mark Zuckerberg

Công ty: Facebook
Tỷ phú trẻ tuổi Mark Zuckerberg đã lãnh đạo thành công Facebook và khiến tốc độ tăng trưởng của trang mạng này lên đến mức chóng mặt. Năm 2011, Facebook đã thu về khoảng 4,3 tỷ USD doanh thu, gấp hơn hai lần doanh thu 2 tỷ USD vào năm 2010.

7. Irene B. Rosenfeld

Công ty: Kraft Foods
Dấu ấn đậm nét nhất của bà Irene B. Rosenfeld ở Kraft Foods là chỉ 18 tháng sau khi hãng này mua lại Cadbury PLC với giá 19 tỷ USD, Kraft đã thực sự bước sang một trang mới với việc tách riêng thành 2 công ty công chúng riêng biệt: công ty tạp hóa North American và công ty đồ ăn nhẹ toàn cầu.

8. Tim Cook

Công ty: Apple
Được thừa hưởng công ty công nghệ cao hàng đầu thế giới. Tim Cook đang dần chứng tỏ ông là người duy nhất xứng đáng cho vị trí này sau cựu CEO đã quá cố Steve Jobs. Và sự kiện đầu tiên, đánh dấu đế chế của ông là iCloud, một thiết bị lưu trữ toàn cầu.

9. Muhtar Kent

Công ty: Coca-Cola
Coca-Cola là thương hiệu có giá trị nhất thế giới, tuy vậy ông Muhtar Kent cũng đã rất vất vả để chèo chống hãng đồ uống này trước đối thủ PepsiCo. Sinh ra tại Mỹ với cha mẹ là những nhà ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, Kent gia nhập Coca-Cola vào năm 1978 và trở thành CEO năm 2008.
Dưới sự lãnh đạo của Muhtar Kent, Coca-Cola đã đầu tư rất nhiều vào cơ sở hạ tầng và hệ thống phân phối tại các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico. Trong quý ba năm nay, Coca-Cola đã chứng kiến mức tăng trưởng hai chữ số là 11% ở Trung Quốc và 19% ở Ấn Độ.

10. Samuel J. Palmisano

Công ty: IBM
Mới đây IBM đã đưa ra thông báo rằng vị CEO kỳ cựu của hãng, ông Palmisano sẽ về hưu vào cuối năm nay và bàn giao lại quyền cho giám đốc điều hành cấp cao Ginni Rometty.
Dưới đế chế của Palmisano, IBM đã đạt được những thành tựu rực rỡ chưa từng có. Vốn hóa thị trường của IBM đã có lúc vượt qua cả gã khổng lồ Microsoft, khiến IBM trở thành công ty công nghệ cao có giá trị thứ hai thế giới chỉ sau Apple. Cổ phiếu của công ty đã tăng gấp ba lần kể từ khi Palmisano chuyển từ từ Louis Gerstner sang lãnh đạo hãng. Hiện cổ phiếu của công ty giá trị đến mức tập đoàn Berkshire Hathaway của Warren Buffett trong năm nay tích lũy được 5,5% cổ phần của IBM.
Tạ Linh (theo Fortune)

0 nhận xét
Nhãn:

10 nước sản xuất vàng nhiều nhất thế giới

Trung Quốc vẫn là quốc gia dẫn đầu về sản xuất vàng với khoảng 320 tấn một năm.

1. Trung Quốc

Sản lượng vàng: 320 tấn
Trung Quốc rõ ràng là một cường quốc kinh tế toàn cầu. Kể từ khi tiến hành cải cách vào năm 1978, Trung Quốc đã trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới, là nước xuất khẩu lớn nhất và nhà nhập khẩu hàng hóa lớn thứ hai thế giới.
Trung Quốc cũng đã vượt lên giành được ngôi vị thứ hai thế giới về tổng giá trị GDP danh nghĩa và chỉ số sức mua tương đương, chỉ đứng sau siêu cường Mỹ. Giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009 làm hầu hết các nền kinh tế bất ổn, nhưng lại là cơ hội cho Trung Quốc.
Với lượng dự trữ ngoại hối khổng lồ, Trung Quốc đã tung ra kế hoạch kích thích kinh tế trị giá hàng trăm tỷ USD, thúc đẩy nền kinh tế nội địa phục hồi mạnh và tăng trưởng.

2. Mỹ

Sản lượng vàng: 223 tấn

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, GDP 15.000 tỷ USD của Mỹ chiếm 23% GDP toàn cầu xét theo tỷ giá hối đoái và hơn 20% GDP toàn cầu tính theo sức mua tương đương. Mỹ hiện là nước nhập khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới và nhà xuất khẩu hàng hóa lớn thứ ba toàn cầu.
Tuy nhiên, thâm hụt thương mại của Mỹ lại là một gánh nặng. Năm 2010, con số này lên tới 624,9 tỷ USD. Canada, Trung Quốc, Mexico, Nhật Bản và Đức là các đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ. Quốc gia này hiện đứng thứ 9 trên thế giới về GDP danh nghĩa bình quân đầu người và thứ 6 về GDP bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương.

3. Australia

Sản lượng vàng: 222 tấn
Australia là nền kinh tế lớn thứ 13 trên thế giới và là nước có thu nhập bình quân đầu người lớn hàng thứ 7 toàn cầu. Quốc gia này có GDP bình quân đầu người ở mức khá cao, trong khi tỷ lệ đói nghèo rất thấp. Tổng nợ công của Australia vào khoảng 190 tỷ USD.
Tuy nhiên, "xứ sở chuột túi" nằm trong số các quốc gia có mức giá nhà ở và tỷ lệ nợ hộ gia đình thuộc hàng cao nhất thế giới. Các ngành dịch vụ của nền kinh tế, như du lịch, giáo dục, dịch vụ tài chính hiện đang đóng góp khoảng 70% tổng giá trị GDP.

4. Nga

Sản lượng vàng: 205 tấn
Nga là nền kinh tế lớn thứ 9 thế giới về GDP danh nghĩa và thứ 6 thế giới về sức mua tương đương. Quốc gia này có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là về dầu mỏ và khí đốt.

5. Nam Phi

Sản lượng vàng: 198 tấn
Theo công bố của Ngân hàng Thế giới, Nam Phi là nền kinh tế có thu nhập trên trung bình và là một trong số 4 quốc gia của châu Phi thuộc diện này (các nước khác là Botswana, Gabon và Mauritius). Xét về bình diện GDP, Nam Phi là nền kinh tế lớn nhất lục địa đen và đứng thứ 28 trên toàn cầu.
Tuy nhiên, Nam Phi có tỷ lệ đói nghèo khá cao, GDP đầu người thấp. Khoảng 1/4 dân số ở quốc gia này bị thất nghiệp và sống dưới mức 1,25 USD một ngày.

6. Peru

Sản lượng vàng: 182 tấn
Peru thuộc nhóm các quốc gia đang phát triển với nền kinh tế theo định hướng thị trường. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 của Peru là 5.195 USD, trong khi chỉ số phát triển con người là 0,723 điểm.
Nền kinh tế của quốc gia này chủ yếu nương tựa vào hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Cũng theo số liệu năm 2010, 31,3% tổng dân số của Peru ở tình trạng nghèo đói.

7. Indonesia

Sản lượng vàng: 128 tấn
Indonesia là nền kinh tế lớn nhất ở Đông Nam Á và là một thành viên của Nhóm 20 quốc gia phát triển và mới nổi (G-20). GDP danh nghĩa năm 2010 của Indonesia vào khoảng 706,73 tỷ USD và GDP danh nghĩa bình quân đầu người ở mức 3.015 USD.

8. Canada

Sản lượng vàng: 97 tấn
Canada là một trong những nước giàu nhất thế giới, với thu nhập bình quân đầu người ở mức cao. Quốc gia này hiện là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng như Nhóm 8 nền kinh tế công nghiệp lớn nhất thế giới (G8).
Canada là một trong 10 quốc gia có thương mại hàng đầu thế giới. Các nước nhập khẩu hàng hóa lớn nhất từ Canada là Mỹ, Anh và Nhật Bản.

9. Ghana

Sản lượng vàng: 97 tấn
Ghana có tên trong danh sách các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2011, theo kết quả cuộc điều tra của Tổ chức Quan sát Kinh tế. Quốc gia này thuộc nhóm các nền kinh tế thu nhập trung bình.
Ghana sở hữu nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

10. Uzbekistan

Sản lượng vàng: 73 tấn

Uzbekistan hiện là nhà sản xuất lớn thứ 6 và nhà xuất khẩu lớn thứ 7 thế giới về bông. Quốc gia này cũng nổi tiếng là nhà sản xuất lớn trong khu vực về khí đốt, than đá, đồng, dầu thô, bạc và uranium.
Trong khi tỷ lệ thất nghiệp chính thức rất thấp, thì tỷ lệ thiếu việc làm (đặc biệt là ở các vùng nông thôn) lại chiếm tới 20%.
(Theo VnEconomy)

0 nhận xét
Nhãn:

10 nước tham nhũng nhất thế giới 2011


Theo báo cáo tham nhũng toàn cầu thường niên (Corruption Perceptions Index) của Tổ chức Minh bạch Quốc tế: quốc gia châu Phi - Somalia tiếp tục giữ vị trí đầu bảng về mức độ tham nhũng trên toàn cầu.

1. Somalia

Những vấn đề chính trị liên quan tới Mỹ và Nga đã khiến cho tình hình tham nhũng ở Somalia trở nên trầm trọng. Trong suốt thời kỳ tổng thống Siad Barre nắm quyền, nguồn tài trợ từ Mỹ đã đẩy vấn nạn tham nhũng tại quốc gia này lên một cấp độ mới. Năm 1991, khi đế chế này sụp đổ, Somalia rơi vào tình trạng hỗn loạn và do các gia tộc, lãnh chúa và các nhóm quân đội thống trị. Thậm chí, các khoản tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ cũng đang được phân chia giữa tổ chức và các quan chức chính phủ.

2. Triều Tiên

Tổ chức Minh bạch quốc tế cho rằng tại Triều Tiên, mọi thủ tục hành chính đều kém minh bạch và tình hình tham nhũng hối lộ luôn là vấn đề nhức nhối. Nhiều người tị nạn nói họ đều đã phải hối lộ để có thể xuất cảnh.

3. Myanmar

Tài nguyên phong phú cộng thêm vấn nạn thuốc phiện là những lý do khiến cho tham nhũng lan tràn khắp khu vực Tam giác Vàng (khu vực rừng núi hiểm trở nằm giữa biên giới ba nước Lào, Thái Lan, Myanma). Myanmar là nơi thường xuyên xảy ra các vụ bạo lực sắc tộc và những vấn đề về nhân quyền là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của quốc gia này.

4. Afghanistan

Năm 2010, tổng số tiền hối lộ của người dân Afghanistan lên tới 2,5 tỷ USD và có đến gần một nửa dân số nước này đã từng đưa hối lộ cho quan chức nhà nước. 38% người dân nước này cho rằng việc hối lộ là hết sức bình thường.

5. Uzbekistan

Uzbekistan là một quốc gia giàu tài nguyên. Tuy nhiên chính phủ nước này kiểm soát toàn bộ nền kinh tế và hạn chế sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Đây chính là nguyên nhân của nạn tham nhũng trong các cơ quan điều hành của chính phủ, báo cáo của Tổ chức Minh bạch Quốc tế nhận định.

6. Turkmenistan

Mặc dù tuyên bố độc lập từ năm 1991, nhưng chỉ đến năm 2006, Turkmenistan mới chính thức mở cửa nền kinh tế. Tại Turkmenistan, người dân đối mặt với rất nhiều cản trở khi họ muốn rời khỏi đất nước.

7. Sudan

Tân tổng thống Sudan Salva Kir đang cố gắng ngăn chặn nạn tham ô với các khoản tiền hỗ trợ cho quốc gia này khôi phục sau chiến tranh. Mặc dù có cả một hội đồng phụ trách vấn đề tham nhũng, nhưng kể từ khi Sudan giành được quyền tự trị năm 2005, chưa có một quan chức nào bị khởi tố vì tội danh này.

8. Iraq

Khi còn tại chức, cựu tổng thống Saddam Hussein đã loại bỏ hết những quan chức cố gắng tố giác nạn tham nhũng. Đến nay, nạn tham nhũng vẫn đang hoành hành trong chính quyền Iraq. Các quan chức chính phủ cũng tỏ ra hết sức nhạy cảm với những nhà chính chị và nhà báo ủng hộ việc chống lại vấn nạn này.

9. Haiti

Những thủ tục hành chính phức tạp cùng với nạn quan liêu trong bộ máy pháp lý đã giúp cho giới quan chức Haiti dễ dàng thu lợi bất chính qua hình thức hối lộ của người dân. Điều này đã gây lũng loạn xã hội Haiti và liên tục đưa nước này vào danh sách những quốc gia tham nhũng nhiều nhất trên thế giới.

10. Venezuela

Việc phát hiện ra trữ lượng dầu mỏ khổng lồ đã khiến cho nạn tham nhũng lan tràn trong chính phủ Venezuela. Ngay cả lực lượng cảnh sát nước này cũng được cho là liên quan tới nhiều vụ việc tham nhũng.
Tuyến Nguyễn

0 nhận xét
Nhãn:

10 sân bay cảnh quan đẹp nhất thế giới


(Dân trí) - Mạng lưới đặt thuê máy bay riêng PrivateFly.com đã tiến hành một cuộc thăm dò với các du khách và phi công để tìm ra 10 sân bay có cảnh quan đẹp nhất nhìn từ trên cao khi hạ cánh và cất cánh.
 
1. Sân bay trên đảo Barra, quần đảo Outer Hebrides, Scotland. Đường băng của sân bay này chính là bãi biển yên tĩnh và thơ mộng. Thời gian bay thay đổi theo sự lên xuống của thủy triều, vì đường băng bị nhấn chìm bởi thuỷ triều mỗi ngày một lần.
 
2. Sân bay thành phố London, Anh. Là sân bay gần trung tâm thủ đô Lonon nhất, hành khách có thể chiêm ngưỡng cảnh quan đẹp mắt phía dưới - với các công trình nổi tiếng như Big Ben, vòng đu quay London Eye và công viên Olympic 2012 - khi máy bay hạ cánh.

3. Sân bay Jackson Hole, Wyoming, Mỹ. Nằm gần dãy núi Teton hùng vĩ và được bao quanh bởi công viên quốc gia Grand Teton cảnh quan ngoạn mục, sân bay Jackson Hole đã được tuyên bố là một công trình quốc gia của Mỹ vào những năm 1940.

4. Sân bay trên đảo Aruba của Hà Lan. Sân bay quốc Queen Beatrix là cửa ngõ vào đảo Aruba của Hàn Lan ở biển Caribê. Queen Beatrix nằm ở bờ biển phía tây của đảo. Hành khách có thể bao quát toàn bộ hòn đảo khi máy bay thấp qua biển để tiếp cận đường băng.

5. Sân bay Male, quần đảo Maldives. Bao quanh bởi Ấn Độ Dương và cho phép quan sát các cảnh quan tuyệt đẹp của quần đảo Maldives, sân bay Male toạ lạc trên đảo Hulhule, 1 trong 26 đảo san hô vòng gần thủ phủ Male của quần đảo Maldives. Sân bay được xây dựng bởi 2.250 tình nguyện viên địa phương vào những năm 1960.

6. Sân bay Gustaf III. Với đường băng dài chỉ 650m, sân bay Gustaf III trên đảo St Barthelemy của Pháp ở Caribê không dành cho các chuyến bay quốc tế mà chỉ phục vụ các máy bay loại nhỏ. Chỉ những phi công giỏi nhất và nhiều kinh nghiệm nhất mới dám hạ cánh xuống sân bay này. Từ trên cao, hành khách có thể chiêm ngưỡng cảnh quan đẹp yên bình với đồi núi, cỏ cây, nước non… 

7. Sân bay Queenstown, New Zealand. Toạ tạc trên đảo Nam của New Zealand, cú hạ cánh xuống sân bay Queenstown cho phép du khách chiêm ngưỡng những cảnh quan nổi tiếng như hồ Wakatipu, dãy núi Nam An-pơ và vùng núi Remarkables.

8. Sân bay Gibraltar thuộc lãnh thổ hải ngoại của Anh. Sân bay Gibraltar do Bộ quốc phòng Anh tại bán đảo Gibraltar quản lý. Sân bay nằm cắt ngang một con đường chính của Gibraltar, vì thế mỗi lần có máy bay cất cánh, con đường này đều bị đóng cửa. Hành khách có thể ngắm cảnh quan tuyệt đẹp bên dưới khi chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay Gibraltar.

9. Sân bay Narvik, Na Uy. Sân bay Narvik toạ lạc trong vòng Bắc Cực ở phía bắc Na Uy và là một trong những sân bay gần Bắc Cực nhất thế giới. Hành khách có thể ngắm nhìn phong cảnh mùa đông băng giá nhìn từ trên cao.

10. Sân bay Công chúa Juliana. Toạ lạc trên đảo St Maarten ở Caribê, sân bay này nằm sát bờ biển. Sân bay có đường băng rất ngắn, nên các máy bay tiếp cận xuống đảo này bay rất thấp. Bãi biển này là nơi lý tưởng cho những người ngắm máy bay. Còn hành khách trên máy bay cũng được quan sát cảnh quan thơ mộng từ trên cao.
 
An Bình
Tổng hợp

0 nhận xét